Tóm Tắt Bài Viết
Việc treo đồ nặng trên tay lái xe máy là việc làm quen thuộc đối với nhiều người, nhất là chị em phụ nữ. Việc làm này thoạt nhìn qua cứ nghĩ là bình thường tuy nhiên nếu không chú ý cẩn trọng sẽ khiến xe máy bị mất cần bằng, lệch tâm dẫn đến người lái không điều chỉnh ga theo ý muốn, xe bị vù ga, vọt mạnh gây mất kiểm soát. Cùng tìm hiểu về nguy cơ tai nạn khi treo đồ nặng trên tay lái xe máy qua bài viết dưới đây.
Nguy cơ tai nạn khi treo đồ nặng trên tay lái xe máy
Các chuyên gia phân tích, khi có vật cản tác động vào tay ga hoặc phanh sẽ ảnh hưởng đến tình trạng hoạt động của xe, dẫn đến không chủ động điều khiển được tốc độ của xe máy. Vì khi treo túi nặng ở vị trí này, chuyển động của xe khiến túi đung đưa, từ đó khiến tay ga bị dịch chuyển ngoài ý muốn.
Bên cạnh treo đồ trên tay lái, một thói quen khác dễ khiến kẹt tay ga là người điều khiển xe mặc áo mưa trùm sai cách. Áo mưa dạng cánh dơi nếu trùm qua gương hậu, tay lái của xe máy có thể làm che đèn xe gây vướng víu hoặc hạn chế tầm đánh lái. Trong một số trường hợp, áo mưa có thể bị cuốn vào bánh xe, từ đó khiến tay lái bị kéo theo, gây mất lái và dẫn đến tai nạn.
Không nên treo vật nặng trên tay lái xe máy mà nên chằng buộc phía sau để đảm bảo an toàn. Chính vì thế, khi lái xe, tài xế không nên treo hoặc gắn những thứ có thể cản trở tay lái, đó có thể là hàng hóa, dây sạc điện thoại, áo mưa. Nếu có hàng hóa, túi cần chở, cách an toàn nhất là gắn ở những vị trí có móc.
Hiện nay các xe máy được trang bị nhiều móc, bao gồm móc bên ngoài và hai móc mũ bảo hiểm bên dưới cốp. Có thể tận dụng móc mũ bảo hiểm để treo đồ, thay vì treo trên tay lái. Nếu cần chở nhiều và thường xuyên, nên trang bị thêm các thùng chuyên dụng, ghế chở hàng, dây chằng.
Đặc biệt, khi mặc áo mưa không nên để vạt áo che phủ đèn và cụm tay lái. Cách an toàn nhất là lựa chọn áo mưa bộ, bao gồm áo dài tay và quần, vì dạng trang phục đi mưa này gọn gàng nhất, không gây vướng víu khi lái xe. Dạng áo mưa cánh dơi tuy có lợi thế về sự nhanh gọn, tiện lợi khí mặc vào, cởi ra, nhưng có thể gây vướng tay lái.
Thông tin tham khảo:
- Có nên sử dụng phụ gia súc rửa động cơ ô tô, xe máy?
- 6 Đồ vật “cấm kỵ” không nên để trong cốp xe máy vào mùa hè
Tay lái xe máy bị rung: Nguyên nhân và cách khắc phục
Tình trạng tay lái bị rung là tình trạng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, dù xe đang hoạt động một cách trơn tru và ổn định trước đó, hiện tượng tay láy xe máy bị rung xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một vài nguyên nhân và biện pháp xử lý khi gặp trường hợp này:
1. Nguyên nhân
Lốp xe máy gặp vấn đề khiến tay lái xe bị rung
- Lốp xe xuất hiện lỗi hư hỏng, chính là nguyên nhân chính chủ yếu dẫn đến hiện tượng tay lái bị rung lắc khi điều khiển, do đó người dùng cần kiểm tra bộ phận lốp xe máy đầu tiên khi thấy xe mình có dấu hiệu rung lắc khác thường.
- Áp suất lốp xe máy không đạt từ 1,8 – 2kg/cm2.
- Lốp bị mòn nặng do sử dụng quá lâu.
- Vết vá trên bánh xe bị vênh hoặc dày quá mức cho phép.
>>> Xem ngay: Đồng hồ đo áp suất lốp đảm bảo áp suất hơi của lốp xe luôn đảm bảo đúng nguyên tắc và an toàn vận hành
Vành xe bị biến dạng khiến tay lái bị rung
Vành xe bị biến dạng cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến cho tay lái xe máy rung khi điều khiển di chuyển trên đường. Vành xe bị cong do va chạm hoặc tai nạn sẽ khiến lốp xe bị lệch khỏi vị trí ban đầu, từ đó dẫn đến hiện tượng tay lái xe máy bị rung. Chủ xe nên tiến hành kiểm tra và khắc phục sớm để tránh gây bất tiện cho quá trình điều khiển.
Cổ phuộc của xe máy bị hỏng khiến tay lái bị rung
Cổ phuộc xe máy có vai trò điều hướng và chịu lực tác động từ hệ thống giảm xóc phía trước. Nếu bộ phận này bị hư hỏng, tay lái sẽ hoạt động thiếu ổn định. Dấu hiệu dễ nhận thấy là khi đi vào các khu vực địa hình xấu, đầu xe rung lắc và kêu lộc cộc.
Hệ thống giảm xóc của xe gặp vấn đề khiến tay lái bị rung
- Hệ thống giảm xóc gặp vấn đề cũng là nguyên nhân khiến tay lái xe máy bị rung lắc. Một số trục trặc thường gặp như sau:
- Bộ đôi lò xo phía trước bị hỏng, không thể hoạt động được.
- Đôi lò xo không đồng đều.
- Một bên lò xo bị kẹt cứng.
- Lượng dầu bên trong xi-lanh của bộ đôi lò xo trước không bằng nhau.
Ổ bi xe gặp vấn đề khiến tay lái xe bị rung
Một số vấn đề trục trặc ở ổ bi có thể khiến tay lái bị rung lắc gồm:
- Lòng nồi đựng bi đã bị khuyết, mòn hoặc không đồng đều.
- Ổ lắp bi bị nghiêng hoặc lệch khỏi vị trí ban đầu.
- Bi bị méo, rỗ hoặc có chất lượng kém.
- Đai ốc không được khóa chặt khiến côn bị xoay, dẫn đến kẹt cứng tay lái.
- Số lượng bi trong ổ không đủ.
2. Cách khắc phục
Tùy vào từng trường hợp dưới đây, mỗi trường học sẽ có những cách giải quyết khác nhau, tham khảo những cách giải quyết nhanh chóng và khả quan dưới đây:
– Trường hợp lốp xe gặp vấn đề: Duy trì mức áp suất ổn định từ 1,8 – 2 kg/cm2, tránh tình trạng non hơi hoặc quá căng gây ảnh hưởng đến việc điều khiển. Ngoài ra, chủ xe nên thường xuyên kiểm tra, thay mới lốp xe nếu nhận thấy dấu hiệu bị mòn.
– Trường hợp cổ phuộc bị hỏng: Chủ xe nên đưa phương tiện đến các trung tâm sửa chữa để được xử lý kịp thời. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, người dùng không nên chở đồ quá nặng hoặc lạm dụng phanh trước vì dễ khiến cổ phuộc bị cứng và giật.
Ngoài ra đối với những trường hợp khác bạn nên mang xe đến garage để trực tiếp được kiểm tra và sửa chữa, thợ có tay nghề sẽ nhanh tìm ra nguyên nhân và khắc phục nhanh chóng.
Những nguy cơ tai nạn khi treo đồ nặng trên tay lái xe máy mong rằng sẽ hữu ích cho mọi người, nếu còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan xin hãy để lại bình luận hoặc thông tin để được tư vấn nhé!