Hướng dẫn vệ sinh nón bảo hiểm đúng cách – Áp dụng ngay!

Sau một thời gian dài sử dụng, mũ bảo hiểm sẽ xuất hiện các vấn đề như mùi hôi, bám bẩn, vi khuẩn phát triển… Nếu không vệ sinh nón bảo hiểm thường xuyên thì sẽ gây ra những vấn đề như tóc sẽ bết, da đầu dễ bị ngứa. Vì vậy bạn nên chú ý việc vệ sinh chúng, dưới đây Tearu sẽ hướng dẫn vệ sinh nón bảo hiểm đúng cách cho những ai chưa biết.

Vì sao nên giặt mũ bảo hiểm thường xuyên?

Vì sao nên giặt mũ bảo hiểm?
Vì sao nên giặt mũ bảo hiểm?

Mũ bảo hiểm là vật dụng cần thiết, được sử dụng hằng ngày, vì vậy mũ sẽ tiếp xúc với da đầu cùng thời tiết, bụi bẩn. Việc nên giặt mũ bảo hiểm có nhiều lợi ích như sau:

– Giữ vệ sinh: Mồ hôi, dầu da đầu, bụi bẩn, và vi khuẩn có thể tích tụ bên trong mũ bảo hiểm, gây ra mùi khó chịu và có thể ảnh hưởng đến da đầu và sức khỏe.

– Kéo dài tuổi thọ mũ: Vệ sinh mũ bảo hiểm đúng cách giúp ngăn ngừa sự hư hại của lớp lót và các vật liệu bên trong, giữ cho mũ bảo hiểm bền lâu hơn.

– Thoải mái hơn khi sử dụng: Mũ bảo hiểm sạch sẽ mang lại cảm giác thoải mái hơn khi đội, tránh gây ngứa hoặc khó chịu cho da đầu.

Mũ bảo hiểm nên được giặt khoảng 1 – 2 tháng một lần, tùy thuộc vào mức độ sử dụng và thời tiết. Nếu bạn sử dụng mũ bảo hiểm hàng ngày hoặc trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm ướt, việc giặt thường xuyên hơn có thể cần thiết, có thể là mỗi tháng một lần.

Ngoài ra, nếu bạn thấy mũ có mùi hoặc lớp lót bên trong bị bẩn, đó là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc cần giặt. Hãy nhớ rằng vệ sinh mũ bảo hiểm không chỉ giúp giữ mũ sạch sẽ mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của nó và bảo vệ sức khỏe của bạn.

Bài viết liên quan:

Hướng dẫn vệ sinh nón bảo hiểm đúng cách

Vệ sinh nón bảo hiểm theo từng bước
Vệ sinh nón bảo hiểm theo từng bước

Đối với nón bảo hiểm có thể tách rời các bộ phận, việc vệ sinh này khá đơn giản và dễ thực hiện. Chỉ cần bạn thực hiện theo những bước sau đây:

  • Bước 1: Tháo các bộ phận trong nón bảo hiểm ra hết để có thể vệ sinh một cách dễ dàng nhất
  • Bước 2: Lời khuyên cho bạn khi lựa chọn dung dịch tẩy rửa mũ bảo hiểm là nên chọn các loại dầu gội đầu mà bạn đang sử dụng để tránh gây kích ứng cho da đầu cũng như phù hợp cho tóc, vì mũ bảo hiểm là vật dụng tiếp xúc trực tiếp với tóc.
  • Bước 3: Sử dụng bình xịt có vòi để vệ sinh nón bảo hiểm để bụi bẩn có thể được rửa trôi hiệu quả hơn.

Nên xịt rửa một cách nhẹ nhàng cũng như tránh ngâm mũ bảo hiểm quá lâu trong nước tránh làm ảnh hưởng đến các bộ phận như mút hay miếng lót vì chúng khá mỏng.

  • Bước 4: Ngăm cả nón bảo hiểm vào dung dịch vệ sinh mà bạn đã chuẩn bị ở bước 2. Thời gian ngâm được khuyến nghị từ 10 – 15 phút để có thể làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ lâu ngày.

Lưu ý với những chiếc nón có kính chống tia UV, nếu ngâm trong dung dịch vệ sinh sẽ khiến lớp màng này mất tác dụng. Bạn nên dùng khăn mềm lau bộ phận này và không nên ngâm chúng vào nước quá lâu.

Giặt sạch các bộ phận bên trong lót mũ
Giặt sạch các bộ phận bên trong lót mũ
  • Bước 5: Giặt sạch bộ phận lót trong mũ
  • Bước 6: Xả với nước thật kỹ toàn bộ nón bảo hiểm bạn vừa ngâm và vệ sinh, xả nhẹ nhàng với nước sạch cho đến khi thật sạch.
  • Bước 7: Phơi nón ở nơi khô ráo, nên lật ngược nón lên cho nhanh khô, phơi dưới nơi có nắng, bạn có thể phơi riêng các bộ phận cho khô rồi lắp ráp lại sau.

Phơi mũ dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp cũng góp phần làm chết vi khuẩn có hại.

Còn đối với những nón bảo hiểm không thể tháo rời, việc vệ sinh có phần khó khăn hơn:

Bạn chỉ có thể từ từ lộn ngược phần lót bên trong ra để vệ sinh, xịt rửa và giặt thật nhẹ nhàng với nước sạch thôi. Tuy nhiên, mũ bảo hiểm không thể tháo rời lại được khá nhiều người sử dụng, bởi giá thành rẻ hơn nhiều cũng như khá gọn nhẹ.

Lưu ý khi giặt mũ bảo hiểm:

  • Không nên dùng những loại dung dịch tẩy rửa mạnh được bán trên thị trường vì chúng không hề tốt cho da đầu
  • Nên xịt rửa nhẹ nhàng mũ bảo hiểm
  • Tránh ngâm quá lâu
  • Nên vệ sinh mũ bảo hiểm đều đặn khoảng 1 lần / tuần.
  • Không sử dụng mũ bảo hiểm khi mũ ẩm hay bị ướt mưa. Khi mũ bị ẩm rất dễ bị nấm tóc, gây ra gàu, khi mũ ướt mưa cũng vậy, bạn nên sấy khô nón và tóc trước khi sử dụng mũ bảo hiểm.
  • Không ngâm toàn bộ mũ vào nước hoặc dùng hóa chất mạnh, vì điều này có thể làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài hoặc làm mất đi khả năng bảo vệ của mũ. Thay vào đó, bạn nên tháo rời và giặt riêng lớp lót bên trong, sau đó lau sạch phần vỏ ngoài bằng vải ẩm và dung dịch nhẹ nhàng.

Trên là những hướng dẫn vệ sinh nón bảo hiểm đúng cách, mong rằng bài viết này sẽ giúp mọi người biết cách vệ sinh nón bảo hiểm đúng cách. Gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn thêm thông tin chi tiết.

Có thể bạn quan tâm: Các dòng dung dịch chăm sóc xe chính hãng, giá tốt phù hợp cho làm tiệm lẫn sử dụng tại nhà!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *