Tóm Tắt Bài Viết
“Mở tiệm sửa chữa chữa xe máy có phải đóng thuế không” là câu hỏi được nhiều chủ tiệm sửa xe honda lớn – nhỏ đều quan tâm. Để giải đáp được vấn đề này bạn có thể theo dõi nội dung sau để biết mức thuế của mình cần phải đóng là bao nhiêu và để xem liệu tiệm của mình có cần phải đóng thuế theo quy định.
Mở tiệm sửa chữa xe máy có phải đóng thuế không?
Cơ sở pháp lý
Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Nghị định số 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ: Về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
Văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 75/2002/NĐ-CP điều chỉnh mức thuế Môn bài do Bộ Tài chính ban hành.
Vậy sửa chữa xe máy có phải đóng thuế không?
Theo hướng dẫn tại nghị định 39/2007/NĐ-CP đối với hoạt động kinh doanh sửa chữa xe thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh, tuy nhiên nếu mức doanh thu đạt ngưỡng phải nộp thuế thì vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
Nếu doanh thu của bạn trên 100 triệu đồng/năm ( tương đương trên 8.4 triệu/tháng) thì sec nộp thuế GTGT và thuế TNCN theo phương pháp khoán. Việc xác định số thuế phải nộp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Các loại thuế bao gồm:
- Thuế môn bài
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập cá nhân
Tham khảo ngay: Kinh nghiệm mở cửa hàng sửa chữa honda cho người ít vốn
Quy định thuế phí khi kinh doanh sửa chữa xe máy
Thuế môn bài
Theo thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30/8/2002 về việc điều chỉnh mức thuế môn bài, thuế môn bài của cá nhân kinh doanh được quy định thei 6 mức sau:
- Bậc 1: Thu nhập 1 tháng trên 1.500.000đ _ Thuế cả năm 1.000.000đ
- Bậc 2: Thu nhập 1 tháng trên 1.000.000đ – 1.500.000đ _ Thuế cả năm 750.000đ
- Bậc 3: Thu nhập 1 tháng trên 750.000đ – 1.000.000đ _ Thuế cả năm 500.000đ
- Bậc 4: Thu nhập 1 tháng trên 500.000đ – 750.000đ _ Thuế cả năm 300.000đ
- Bậc 5: Thu nhập 1 tháng trên 300.000đ – 500.000đ _ Thuế cả năm 100.000đ
- Bậc 6: Thu nhập 1 tháng trên bằng hoặc thấp hơn 300.000đ _ Thuế cả năm 50.000đ
Thuế giá trị gia tăng
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính Phủ:
Xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu khoán x tỷ lệ %
Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau
- Phân phối, cung cấp hàng hóa 1%
- Dịch vụ, vật dựng không bao thầu nguyên vật liệu 5%
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3%
- Hoạt động kinh doanh khác 2%
Doanh thu dưới 100 triệu/năm thì không phải nộp giá trị gia tăng.
Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ khoản 4 điều 2 Luật số 71/2014 sửa đổi Điều 10 của Luật thuế TNCN, tỷ lệ tính thuế TNCN đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa 0.5%
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu 2%
- Riêng hoạt động cho thuê tài sản,đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, địa lý bán hàng đa cấp 5%
- Hoạt động kinh doanh khác 1%
Với những trường hợp doanh thu chưa đến 100 triệu/năm sẽ được miễn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Vì vậy bạn chỉ phải đóng thuế môn bài theo quy định. Mức thuế môn bài bạn phải đóng nằm ở bậc 1 – Thu nhập 1 tháng trên 1.500.000đ như vậy thuế môn bài phải đóng là 1.000.000đ/năm.
Giải đáp: Mở tiệm sửa xe máy cần bao nhiêu vốn đầu tư?
Trên đây là những thông tin giải đáp về sửa chữa xe máy có phải đóng thuế không, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn để việc kinh doanh được suôn sẻ và thuận lợi hơn.