Tóm Tắt Bài Viết
Nếu đèn phanh của xe hỏng, bạn có thể gặp nguy hiểm khi lái xe và đã có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra. Vậy nên những nguyên nhân hư hỏng đèn phanh ô tô phổ biến và cách khắc phục sau đây sẽ giúp bạn sử dụng xe an toàn và hiệu quả hơn.
Nguyên nhân hư hỏng đèn phanh ô tô bạn nên biết
Trong trường hợp chủ xe không đạp phanh mà đèn vẫn sáng thì có thể hệ thống đèn đang gặp trục trặc. Khi đó, những nguyên nhân chính dẫn tới hư hỏng đèn phanh ô tô như sau:
1. Mức dầu phanh thấp
Dầu phanh ở mức thấp cũng là nguyên nhân khiến đèn báo phanh không thể hoạt động bình thường. Người lái có thể xác định lỗi hư hỏng đèn phanh ô tô thông qua dấu hiệu “i” được hiển thị trên cụm đồng hồ.
Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện cũng cần quan sát màu sắc của dấu chấm than nhằm xác định mức dầu phanh tại Việt Nam. Nếu dấu “i” chuyển sang vàng thì hệ thống phanh vẫn còn đủ dầu để hoạt động. Tuy nhiên, khi thấy dấu “i” chuyển đỏ, người lái cần đưa xe tới gara/showroom để được hỗ trợ bổ sung dầu phanh.
2. Chưa kéo hết phanh tay
Việc chưa nhả hết phanh tay là nguyên nhân phổ biến khiến đèn phanh sáng liên tục, khi gặp phải tình trạng này người dùng không nên tiếp tục sử dụng phương tiện, tránh dẫn tới hiện tượng trơn trượt, mất lái.
Bên cạnh đó việc di chuyển khi phanh tay chưa kéo hết có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới cánh quạt và má phanh. Do đó, bạn cần dừng xe và kiểm tra các bộ phận, đồng thời kéo phanh tay.
3. Bóng đèn phanh hỏng
Khi bóng đèn hỏng, cháy sẽ dẫn đến đèn phanh ô tô không sáng khi giảm tốc độ hay dừng xe. tình trạng này kéo dài không chỉ gây nguy hiểm cho người lái mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông cho người xung quanh. Do đó chủ xe nên chú ý kiểm tra đèn báo phanh thường xuyên.
Để kiểm tra tình trạng của đèn phanh, chủ xe có thể nhờ người xung quanh quan sát khi thực hiện đạp chân phanh. Ngoài ra chủ xe có thể tiến hành đạp phanh và sử dụng gậy, cán chổi để cố định vị trí của bàn đạp. Sau đó người lái chỉ cần mở cửa xe ra ngoài và quan sát tình trạng của đèn phanh.
4. Công tắc bàn đạp phanh kém
Công tắc này nằm dọc theo trục của bàn đạp phanh, ngay phía trên pedal, khi người lái đạp phanh, nút bấm sẽ được kích hoạt và làm cho đèn phanh bật sáng. Tuy nhiên sau thời gian sử dụng thì công tắc bàn đạp rất nhanh bị mòn lớp đồng, bị cháy…dẫn tới đèn phanh ô tô không tắt.
Trên một số mẫu xe hiện nay, pít-tông của công tắc đèn phanh sẽ tiếp xúc với một tấm chắn bằng cao su hoặc nhựa trên bàn đạp của phanh. Tấm chắn này có tác dụng làm bệ cố định, giúp đẩy nút bật/tắt của công tắc chân phanh, qua đó mở/đóng kết nối cực dương ắc quy với CEU pin, tạo ra dòng điện cho hệ thống đèn phanh.
Trường hợp đạp phanh liên tục của người điều khiển sẽ khiến tấm chắn bị mài mòn, dẫn tới hiện tượng rơi, vỡ hay để lại lỗ hổng trên cần bàn đạp phanh. Khi đó, nít bật/tắt sẽ xuyên qua vị trí khuyết và mở kết nối giữa ECU pin với ắc quy, cung cấp điện liên tục khiến đèn báo phanh không thể tắt.
5. Hệ thống bó cứng phanh ABS gặp vấn đề
Các mẫu xe mới hiện nay đều được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Trong điều kiện bình thường, khi người lái khởi động ô tô, đèn báo phanh sẽ sáng và tắt ngay sau đó. Tuy nhiên, nếu đèn vẫn trong tình trạng sánh xe khi vận hành, điều này có nghĩa là hệ thống phanh ABS đang gặp vấn đề. Phần lỗi sẽ tới từ bộ cảm biến, do đó người lái nên mang xe đến xưởng sửa chữa để được kiểm tra chính xác nguyên nhân.
Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác
- Kết nối điện không tốt: Nếu kết nối điện giữa đèn phanh và hệ thống điện của ô tô không tốt, đèn phanh có thể không hoạt động đúng cách. Hãy kiểm tra các kết nối và dây điện để đảm bảo chúng không bị hỏng hay oxi hóa.
- Thiết bị điều khiển đèn phanh hỏng: Một thành phần quan trọng khác trong hệ thống đèn phanh là điều khiển như công tắc phanh hay bộ điều khiển. Nêu thiết bị này hỏng, đèn phanh có thể không hoạt động.
- Hỏng mạch điện: Nếu có sự cố trong mạch điện của hệ thống đèn phanh như bị đứt dây, hở mạch hoặc hỏng các thành phần khác, đèn phanh sẽ hoạt động không đúng cách.
Cách khắc phục đèn phanh ô tô hỏng
Đèn báo phanh là bộ phận quan trọng, ảnh hưởng tới vấn đề an toàn của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Do đó, khi nhận thấy bộ phận này gặp trục trặc, chủ xe cần thay đèn phanh để đảm bảo an toàn. Tùy vào tình trạng hư hỏng mà người lái sẽ áp dụng cách xử lý đèn phanh khác nhau:
- Thay bóng đèn phanh
- Thay thế công tắc đèn phanh mới
- Thay thế cầu chì bị cháy
Để xác định chính xác nguyên nhân hỏng đèn phanh trên ô tô, nên mang xe đến một cơ sở sửa chữa ô tô chuyên nghiệp. Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra và chuẩn đoán vấn đề để tìm ra nguyên nhân cụ thể và thực hiện các biện pháp sửa chữa thích hợp.
Lưu ý thêm: Sau một thời gian sử dụng, việc đèn pha bị ố vàng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chiếu sáng, giảm tầm nhìn, góc quan sát, lúc này đừng vội thay mới, bạn chỉ cần sử dụng bộ dụng cụ phục hồi và tẩy ố đèn pha để xử lý.
Những chia sẻ trên về những nguyên nhân hư hỏng đèn phanh ô tô phổ biến, hy vọng hữu ích đối với bạn. Hãy liên hệ ngay Tearu nếu bạn cần tư vấn bất cứ sản phẩm chăm sóc xe chuyên nghiệp hay tư vấn những vấn đề liên qua bạn nhé!