Tóm Tắt Bài Viết
Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, gây hư hỏng một số chi tiết, bộ phận trên xe… thời tiết mưa gió thất thường còn khiến người lái bị giảm tầm nhìn khó quan sát hay dễ mất kiểm soát do trơn trượt khi lái xe dưới trời mưa. Nhiều tài xế di chuyển xe dưới trời mưa luôn lo lắng về việc gặp sự cố cũng như những bộ phận nào trên ô tô dễ bị hỏng nếu gặp mưa lớn. Cùng Tearu tìm hiểu nhé!
Bộ phận nào trên ô tô dễ bị hỏng nếu gặp mưa lớn?
Sau những ngày nắng gắt, thời tiết tại một số tỉnh thành phố trên cả nước đang dần chuyển mưa. Với người dùng ô tô, dù được cho là “mưa chẳng tới mặt, nắng chẳng tới đầu”, tuy nhiên những cơn mưa lớn đầu mùa kèm theo sấm sét, gió giật mạnh tại một số địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Khánh Hòa… xảy ra những ngày gần đây khiến cho việc lái ô tô dưới trời mưa gặp không ít khó khăn.
Mưa lớn không chỉ làm giảm tầm nhìn, khó quan sát mà còn khiến người lái dễ mất kiểm soát khi điều khiển ô tô qua các vùng ngập nước, trơn trượt. Bên cạnh đó, nhiều chi tiết bộ phận trên xe cũng dễ gặp sự cố, hư hỏng khi mùa mưa đến. Dưới đây là thông tin bộ phận dễ bị hỏng trên ô tô khi gặp trời mưa lớn:
1. Cần gạt mưa
Cần gạt mưa là bộ phận đầu tiên phải hoạt động hết công suất trong ngày trời mưa nặng hạt. Nếu phát hiện thấy gạt nước không sạch hoặc vẫn có nhiều vết nước đọng lại sau khi gạt, bạn nên thay cần gạt. Thông thường, cao su gạt nước chỉ có tuổi thọ từ 6 tháng tới 1 năm.
Giải Đáp: Khi nào cần thay thế gạt mưa ô tô?
2. Hệ thống đèn
Một loạt các loại đèn như đèn pha, đèn sương mù, đèn ban ngày, đèn phanh, đèn báo rẽ/lùi luôn được bật liên tục để gia tăng khả năng quan sát vì tầm nhìn bị hạn chế lúc trời mưa lớn. Do vậy chúng có thể gặp vấn đề bất cứ lúc nào sau khi đối phó với trận mưa trút nước.
Tham khảo: Bộ dụng cụ phục hồi và tẩy ố đèn pha ô tô được tin dùng nhất hiện nay
3. Van cao su tại mép kính cửa
Thường xuyên di chuyển trong trời mưa cũng có thể gây sức ép lớn lên các van cao su tại mép kính cửa, khiến chúng bị lỏng, và hở.
Nếu van cao su tại kính cửa có vấn đề, nước sẽ dễ bị tràn vào bên trong xe. Do vậy, người dùng nên kiểm tra các mép cánh cửa thường xuyên để đảm bảo van cao su hoạt động vẫn tốt trong trời mưa.
4. Lốp xe
Đường sẽ trở nên trơn trượt vì trời mưa, do vậy hệ thống lốp ít nhiều có thể sẽ bị ảnh hưởng. Việc kiểm tra lốp thường xuyên là điều cần thiết vì nếu lốp xe bị mòn có thể khiến người dùng mất lái khi đang di chuyển trong trời mưa.
5. Dầu phanh
Theo thời gian sử dụng, dầu phanh sẽ bị hao mòn, hoặc chứa cặn bẩn/ bị nhiễm nước. Do đó, dầu phanh có thể sẽ kém hiệu quả và giảm độ chính xác đặc biệt khi người lái đạp phanh. Điều này dẫn đến sự mất an toàn, nhất là khi đi trong mưa.
Do đó, tài xế cần kiểm tra dầu phanh định kỳ để nhận ra vấn đề bất thường. Dầu phanh thường có màu trong suốt, nếu có cặn bẩn sẽ chuyển sang màu vàng nhạt hoặc xanh rêu.
Theo khuyến cáo, nên thay dầu phanh sau khi đi được 40.000km hoặc 2-3 năm sử dụng xe.
6. Các bộ phận dưới gầm xe
Các chi tiết dưới gầm được sơn chống gỉ, nhưng theo thời gian công năng của chúng dần bị mất đi. Khi bùn, đất hoặc nước bẩn có axít bám vào làm xuất hiện quá trình ô-xi hóa. Bên cạnh đó, bùn đất lọt vào các khớp chuyển động của hệ thống treo, rô-tuyn hệ thống lái, trở thành các hạt mài chà xát bề mặt chi tiết. Tệ hại hơn, chúng có thể làm các khớp này kẹt cứng.
Để tiết kiệm thời gian, chi phí, với việc rửa thường xuyên không nhất thiết phải mang xe ra cửa hàng chuyên nghiệp mà đơn giản chỉ cần phun nước làm sạch bùn đất. Gầm càng sạch sẽ càng nhanh khô và vì thế sẽ hạn chế được phản ứng điện ly. Khi hết mưa mới cần vệ sinh tổng thể.
Thông tin hữu ích: Hướng dẫn Bảo Dưỡng Gầm Xe Ô Tô đúng cách
7. Hệ thống phanh
Cơ cấu phanh, mai-ơ của các bánh xe là những chi tiết dễ bị tổn thương nhất sau khi đi mưa. Bởi chúng ở vị trí thấp nên bùn đất và nước dễ xâm nhập.
Xe làm việc thường xuyên, vấn đề sẽ không thực sự nguy hiểm. Gió lùa liên tục cộng với hơi nóng dưới gầm làm nước nhanh chóng bay hơi vì thế khả năng bị ô-xi hóa giảm nhiều.
Với những xe ít sử dụng vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nước mưa ngấm vào, phản ứng ô-xi hóa xuất hiện, ăn mòn các chi tiết và gây ra gỉ sét. Hiện tượng điển hình là kẹt cứng phanh tay do để lâu ngày sau khi đi mưa. Hiện tượng khác trên phanh đĩa là phanh nhả chậm, nguyên nhân do khớp di động của yên phanh han gỉ.
8. Hệ thống dây cu-roa
Dây cu-roa kéo tải ở đặt ở trị trí khá thấp, trong khi khoang động cơ không kín hoàn toàn, bùn, đất, nước bám vào gây ra hiện tượng trượt đai.
Ngoài tiếng rít khó chịu, đai trượt còn nhanh hỏng. Nếu trượt nhiều có thể không đủ sức kéo máy nén điều hòa, trợ lực lái hoặc máy phát điện dẫn tới những trục trặc khác.
Chủ xe có thể dùng mắt thường kiểm tra. Nếu phát hiện dây có nước hoặc dính bùn, đất nên dùng khăn lau sạch cả dây đai và bánh đai. Lưu ý rằng công việc này chỉ nên thực hiện khi máy đã nguội và động cơ tắt.
Trên là thông tin giải đáp bộ phận nào trên ô tô dễ bị hỏng nếu gặp mưa lớn, hy vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích cho mọi người. Nếu cần tư vấn thêm gì về dung dịch, dụng cụ rửa xe xin gọi ngay cho Tearu nhé!