3 Cách đóng tiền phạt nguội bạn cần biết (cập nhật mới nhất)

Tóm Tắt Bài Viết

Ở Việt Nam, việc phạt nguội đã được triển khai từ năm 2024 đã mang lại nhiều điểm tích cực đối với công tác quản lý an toàn giao thông, nhất là nâng cao ý thức người tham gia giap thông. Trong bài viết hôm nay, hãy cũng Tearu tìm hiểu sâu hơn về phạt nguội và 3 Cách đóng tiền phạt nguội mà bạn cần biết…một cách chính xác và mới nhất nhé!

Những cách đóng tiền phạt nguội bạn nên biết

Phạt nguội là gì?

3 Cách đóng tiền phạt nguội mà bạn cần biết
3 Cách đóng tiền phạt nguội mà bạn cần biết

Phạt nguội là một trong các hình thức xử lý vi phạm quy định an toàn giao thông. Đây là hình thức mới và dần trở nên phổ biến những năm gần đây. Điểm đặc biệt của hình thức phạt nguội là ngay tại thời điểm vi phạm, chủ phương tiện vẫn có thể tiếp tục tham gia giao thông bình thường, không bị trở ngại lịch trình, công việc.

Thay vì bị xử lý tại chỗ, ngay lập tức hình ảnh vi phạm của bạn sẽ được hệ thống camera an ninh ghi lại toàn bộ rồi gửi về trung tâm xử lý. Khi tiếp nhận thông tin vi phạm với đầy đủ hình ảnh chụp qua camera, cơ quan chức năng sẽ tiến hành thông báo nộp phạt đến chủ phương tiện.

Không chỉ vi phạm ghi lại bởi camera an ninh của cơ quan chức năng mới bị xử phạt. Mà hiện nay, những vi phạm có chứng cứ chính xác từ thiết bị kỹ thuật, camera của máy ảnh, điện thoại…lan truyền trên các kênh thông tin đại chúng và mạng xã hội, lực lượng chức năng cũng có thể dựa vào để xử lý.

Cách đóng tiền phạt nguội

Cách 1: Đóng phạt tại Kho bạc Nhà nước

Đóng phạt tại Kho bạc Nhà nước
Đóng phạt tại Kho bạc Nhà nước

Với hình thức nộp phạt nguội này, người vi phạm nộp tiền mặt trực tiếp tại trụ sở kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc mở tài khoản. Ngoài ra, người dân có thể chuyển khoản vào số tài khoản của Kho bạc nhà nước. Chi tiết về trụ sở ngân hàng sẽ được ghi cụ thể tại quyết định xử phạt hành chính.

Cách 2: Đóng phạt qua dịch vụ bưu điện

Đóng phạt qua dịch vụ bưu điện
Đóng phạt qua dịch vụ bưu điện

Để đăng ký nộp phạt qua bưu điện, người vi phạm giao thông phải đăng ký với cơ quan công an thông qua hình thức ghi và ký vào mặt sau tờ biên bản vi phạm để chuyển tới bưu điện. Sau đó, người vi phạm đế bưu điện gần nhất thuộc hệ thống bưu điện của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam để nộp tiền phạt.

Trường hợp người vi phạm bị giữ giấy tờ thì bưu điện có trách nhiệm chuyển phát các loại giấy tờ bị tạm giữ cho người vi phạm. Thời gian nhận lại giấy tờ tùy thuộc địa điểm vi phạm của người đó. Người vi phạm giao thông tại các trung tâm tỉnh, thành phố sẽ nhận lại tất cả giấy tờ trong vòng tối đa 02 ngày, đối với các huyện xã và tỉnh thành khác là 3-5 ngày.

Cách 3: Đóng phạt cho Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử lý

Đóng phạt cho Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử lý
Đóng phạt cho Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử lý

Khi quan sát qua phương tiện camera giao thông và phát hiện vi phạm, nếu dừng được phương tiện để phạt nguội, người vi phạm có thể nộp trực tiếp cho cảnh sát giao thông.

Lưu ý: Người vi phạm chỉ được nộp phạt nguội trực tiếp cho cảnh sát giao thông trong trường hợp lỗi vi phạm phạt tiền đến 250.000 đồng (với cá nhân) hoặc 500.000 đồng (đối với tổ chức)

Bài viết tham khảo:

Cần lưu ý điều gì khi kiểm tra phạt nguội

Không nên tra cứu tại các nguồn không rõ ràng để tránh thông tin sai lệch
Không nên tra cứu tại các nguồn không rõ ràng để tránh thông tin sai lệch

Hiện nay, chỉ cần một vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể dễ dàng kiểm tra phạt nguội. Tuy nhiên, trong quá trình tra cứu phần lưu ý những điểm sau:

  • Khi nhập biển số xe của mình, cần chú ý: Biển số phải viết liền nhau, có dấu gạch nối giữa phần chữ và phần số.
  • Có một số trang yêu cầu nhập không chỉ biển số mà phải có đầy đủ cả thông tin về số tem, giấy chứng nhận kiểm định.
  • Nếu bạn không trực tiếp điều khiển điều khiển phương tiện vi phạm mà cho mượn xe/cho thuê xe…và người khác vi phạm luật, nhưng lại không giải trình hay đưa ra bằng chứng chứng minh thì bạn cũng sẽ bị xử phạt theo lỗi vi phạm.
  • Dù không nhận được thông báo vi phạm, bạn vẫn nên kiểm tra định kỳ để đảm bảo không bỏ sót các lỗi vi phạm.
  • Không nên tra cứu tại các nguồn không rõ ràng để tránh thông tin sai lệch
  • Kết quả phạt nguội có thể không được cập nhật ngay lập tức, thường thì sau khi vi phạm được ghi nhận, có thể mất vào ngày đến vài tuần để thông ton được đưa lên hệ thống.

Trên đây là thông tin đầy đủ về 3 cách đóng tiền phạt nguội mà bạn cần biết mà TEARU chia sẻ đến bạn. Đây là cách để bạn kịp thời kiểm tra phạt nguội và nộp phạt đúng thời gian quy định, tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *