Khi đèn pha ô tô bắt đầu xuất hiện những vệt mờ, ố vàng gây mất thẩm mỹ thì thường chúng ta sẽ sử dụng các loại như kem đánh răng, cana hay nước rửa chén để phục hồi chúng. Tuy nhiên việc sử dụng những loại trên có thể khiến đèn pha bị ăn mòn, xước và vết mờ nặng thêm nếu không tuân thủ đúng kỹ thuật. Vậy nên dưới đây đây là một số hướng dẫn phục hồi và đánh bóng đèn pha hiệu quả và được áp dụng phổ biến.
Hướng dẫn phục hồi và đánh bóng đèn pha hiệu quả
Có thể thấy đánh bóng là phương pháp được đánh giá cao để phục hồi lại đèn pha ô tô và được sử dụng phổ biến tại những cơ sở chăm sóc xe chuyên nghiệp. Để thực hiện phục hồi và đánh bóng đèn pha cần chuẩn bị những dụng cụ sau:
Chuẩn bị về dụng cụ
- Giấy nhám nước: 1500, 2000, 3000
- Khăn chuyên dụng sợi mềm
- Dung dịch chuyên dụng: Dung dịch đánh bóng đèn pha Glass Clean GL
- Máy đánh bóng cầm tay và phớt đánh bóng
Các bước thực hiện phục hồi và đánh bóng đèn pha
– Bước 1: Rửa thật sạch bề mặt đèn pha để tránh bụi bẩn bám vào trong quá trình đánh bóng
– Bước 2: Dán băng keo xung quanh khu vực đèn xe để tránh trầy xước những bộ phận khác
– Bước 3: Sử dụng giấy nhám 1500 thấm ướt và đánh nhẹ theo chiều từ trên xuống, đánh đều các mặt của đèn pha, tránh tì vào các khu vực bị trầy xước tạo thành các vết lõm gây tán xạ ánh sáng.
– Bước 4: Sử dụng giấy nhám 2000, 3000 để đánh bóng và xử lý mịn bề mặt đèn và lau khô hoàn toàn.
– Bước 5: Nhỏ dung dịch đánh bóng chuyên dụng Glass Clean lên trên bề mặt và đánh bóng kính với máy đánh bóng. Đánh đều tay cho đến khi bề mặt đèn bóng và không thấy vết trầy xước trước đó.
– Bước 6: Kiểm tra lại và tháo băng keo
Những bước cơ bản trên sẽ hiệu quả nếu bạn dùng đúng cách và cần nắm rõ kỹ thuật đánh bóng cũng như sử dụng máy đánh bóng để tăng hiệu quả cho công việc.
Những lưu ý khi phục hồi và đánh bóng đèn pha
- Đối với giấy nhám nên lựa chọn những loại giấy nhám mịn, có công dụng loại bỏ vết xước nhỏ, chuyên dụng và tăng độ sáng mà không làm ảnh hưởng tới bề mặt đèn.
- Đối với những vết xước nhỏ và những vệt mờ thì có thể xử lý bằng những cách truyền thống còn đối với những vết lớn khó xử lý thì phải dùng đến máy đánh bóng và dung dịch chuyên dụng.
- Khi đánh bóng bằng máy thì nên sử dụng một lực vừa phải và đánh đều tay
- Đảm bảo tay nghề khi sử dụng giấy nhám và máy đánh bóng để không làm bào mòn hay hỏng bề mặt đèn
- Liên tục xịt nước trong quá trình đánh nhám để không làm sần sùi bề mặt
- Ngoài ra bạn cũng có thể dùng bộ dụng cụ phục hồi và đánh bóng đèn pha để làm việc
Địa chỉ mua dung dịch phục hồi và đánh bóng đèn pha chính hãng
- Khi mua dung dịch đánh bóng đèn pha cần lựa chọn những loại an toàn với về mặt kính, tránh những dung dịch có chứa chất ăn mòn gây hại cho đèn pha. Vật nên để đảm bảo an toàn có thể tham khảo dung dịch tẩy ố và đánh bóng kính Glass Clean thuộc thương hiệu Nga.
- Công ty TEARU là đơn vị duy nhất tại Việt Nam phân phối độc quyền các dòng sản phẩm dung dịch rửa và chăm sóc xe Grass -Thương hiệu số 1 của Nga đã có mặt hơn 120 quốc gia trên thế giới.
- TEARU cũng là đơn vị cung cấp thiết bị và dung dịch chính hãng, được kiểm định và đánh giá cao trên thị trường. Khi mua dung dịch đánh bóng đèn pha tại Tearu sẽ được hỗ trợ về giá cũng như nhận những ưu đãi hấp dẫn
Trên là những thông tin về hướng dẫn phục hồi và đánh bóng đèn pha đơn giản tại nhà, hy vọng những thông tin này hữu ích trong việc phục hồi, đánh bóng đèn pha và giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp.