Tóm Tắt Bài Viết
Giá xe ở một nước đang phát triển như nước ta cao gấp 2.5 lần so với một nước đang phát triển và có thu nhập bình quân đầu người cao như Mỹ. Khi mua xe, chủ xe không chỉ tốn kém một khoản chi phí xe ban đầu mà rất nhiều khoản phát sinh. Trong đó một chiếc ô tô tại Việt Nam phải Cõng những loại thuế gì? Sẽ được giải đáp ngay trong nội dung sau đây.
Một chiếc ô tô tại Việt Nam phải Cõng những loại thuế gì?
Đầu tiên, khi mua ô tô phải chịu thuế nhập khẩu cho linh kiện (10-30%) hoặc xe nguyên chiếc (từ 50-70%) tùy loại và tùy theo nguồn gốc nhập khẩu. Tiếp đó là thuế tiêu thụ đặc biệt 0-60%, tùy theo dung tích xe, thuế VAT 10%, thuế thu nhập doanh nghiệp 22%…
Ôtô ra đường còn phải chịu lệ phí trước bạ tùy theo thành phố, phí kiểm định, phí cấp biển, phí bảo trì đường bộ…Chưa hết còn một số loại phí khác như phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phí xăng dầu và rất nhiều loại phí khác cụ thể như sau:
Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu được áp dụng cho xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống đang ở mức 70 – 80% đối với các dòng xe nhập khẩu từ châu Âu và châu Mỹ cũng như các nước khác.
Thuế nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước trong khối ASEAN được giảm từ 30% về 0%. Tuy nhiên hiện tại mức thuế này chỉ áp dụng đối với xe có tỷ lệ nội địa hóa trong khối từ 40% trở lên. Trong khi đó, xe ô tô lắp ráp trong nước không phải chịu thuế nhập khẩu.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ phụ thuộc vào dung tích xi lanh với mức thuế từ 35 – 150%. Đối với những dòng xe dưới 9 chỗ có dung tích xi lanh giảm từ 1.5L trở xuống, mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 35%, dòng xe có dung tích xi lanh từ 1.5L – 2L mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 40%, dòng xe có dung tích xi lanh từ 2.5L-3L mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 60%.
Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế gián tiếp được thu tính dựa trên giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ được tạo ra trong quá trình từ sản xuất đến vận chuyển và tiêu dùng. Thuế VAT ô tô được tính bằng 10% giá bán sau thuế tiêu thụ đặc biệt.
Sản phẩm không thuộc danh mục miễn thuế (VAT = 0%) hoặc thuế suất 5%, người tiêu dùng sẽ phải trả thêm 10% giá bán. Như đã nói thì ô tô là hàng hóa chịu mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp đóng, tính vào giá xe 22%
Phí đăng ký và phí lấy biển số xe
Đối với xe ô tô chở người dưới 9 chỗ, phí cấp mới biển số ô tô được áp dụng khác nhau theo từng địa phương, trong đó mức phí cao nhất là 20 triệu đồng ( Áp dụng cho khu vực 1 của Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) và thấp nhất là 200.000 đồng.
Phí trước bạ
Lệ phí trước bạ ô tô mới là 6% đến 12 % trong đó mức thu lệ phí trước bạ ô tô từ 01/7/2023 bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định 10/2022/NĐ-CP. Áp dụng mức giảm lệ phí trước bạ (Thuế trước bạ) ô tô mới áp dụng từ 01/07/2023 đến 31/12/2023.
Phí bảo hiểm dân sự
Đối với những xe dưới 6 chỗ phải chi trả 436.700 đồng cho 1 năm khoản chi phí bảo hiểm dân sự, xe từ 7 – 11 chỗ phải đóng 873.400 đồng, xe Pickup, Minivan là 1.026.300 đồng.
Phí đăng kiểm
Đăng kiểm xe ô tô là điều kiện bắt buộc trong thủ tục đăng ký xe mới và đảm bảo an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường đối với các xe tham gia giao thông. Quy trình này được áp dụng đối với các xe mua mới lần đầu và định kỳ theo thời hạn.
Khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định việc kiểm định đối với các loại xe có giới, trong đó có xe ô tô. Vì vậy, chủ phương tiện cần nắm các thông tin cần thiết khi đăng kiểm lần đầu cũng như theo chu kỳ. Kiểm định ô tô là quá trình kiểm tra chất lượng và độ an toàn của một chiếc xe có đáp ứng tiêu chí lưu thông an toàn trên đường hay không.
>>> Tham khảo: Đăng kiểm xe ô tô là gì? Phí đăng kiểm xe ô tô bao nhiêu?
Phí bảo trì đường bộ
Với những dòng xe bán tải mức phí dành cho phí bảo trì đường bộ là 2.160.000 đồng/năm, xe dưới 9 chỗ là 1.560.000 đồng/năm, tất cả các loại xe khi hết thời hạn sẽ phải đóng tiếp.
Có 2 loại phí sử dụng đường bộ là phí thu qua trạm BOT để hoàn vốn xây dựng các công trình giao thông khi ô tô lưu hành qua và phí bảo trì đường bộ với mức 130.000 đồng đến 1.430.000 đồng một tháng tùy theo tải trọng xe. Ngoài ra, cần chuẩn bị tâm lý về việc sẽ phải nuôi xe hàng tháng với các khoản tiền như xăng dầu, gửi xe hay bảo dưỡng sửa chữa xe của mình.
Mức phạt khi chậm đăng ký, nộp thuế
Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ đầu năm 2020 nêu rõ, người mua xe ô tô, xe máy phải đến cơ quan đăng ký xe trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm hợp đồng mua bán, cho tặng, kế thừa tài sản, được phân bổ…để thực hiện sang tên xe.
Quá thời hạn trên mà chủ sở hữu mới không thực hiện việc sang tên xe sẽ bị xử phạt theo quy định cụ thể:
- Khoản 4, Điều 30 trong Nghị định 100 quy định mức phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe. Theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản.
- Khoản 7, Điều 30 quy định mức phạt tiền từ 2 – 4 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4 – 8 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe.Theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản.
- Ngoài ra, việc lái xe ra đường mà chưa có biển, người điều khiển phương tiện sẽ chịu phạt các lỗi: Xe không có đăng kiểm 200.000 – 400.000 đồng), bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc (100.000 – 200.000 đồng), có giấy đăng ký (200.000 – 400.000 đồng), biển số (2 – 3 triệu đồng).
Những thông tin về việc một chiếc ô tô tại Việt Nam phải “Cõng” những loại thuế gì? Hy vọng hữu ích đối với việc mua xe sắp tới của bạn và gia đình.
>> Xem thêm: Kinh doanh rửa xe có phải đóng thuế không ?