Việc kiểm định an toàn cầu nâng vận thăng là một quy trình quan trọng giúp đảm bảo không có sự cố nào xảy ra với các thiết bị khi vận hành, từ đó đảm bảo an toàn trong quá trình lao động.
Theo đó, việc kiểm định vận thăng nâng hàng cần được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng các bước. Vậy quy trình tiến hành kiểm định an toàn cầu nâng vận thăng ra sao? – Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ngay sau đây.
Lý do nên kiểm định an toàn cầu nâng vận thăng
Cầu nâng vận thăng là thiết bị dùng để nâng hạ ô tô lên hoặc xuống tầng, ngoài ra nó còn được tận dụng để nâng các vật liệu, dụng cụ lao động và cả con người trong quá trình xây dựng, sửa chữa công trình.
Loại cầu nâng vận thăng này có 2 phần là cabin và bộ phận truyền động hoạt động theo phương thẳng đứng, do đó không chiếm nhiều không gian làm việc, chi phí đầu tư không cao như thang máy mà bảo hành, bảo dưỡng đỡ tốn kém hơn.
Có thể nói, cầu nâng vận thăng là thiết bị quan trọng đối với các công trình bãi giữ xe, trạm chăm sóc bảo dưỡng, showroom trưng bày ô tô, khách sạn, trung tâm thương mại… Việc thiết kế máy móc vận thăng là việc làm quan trọng đi cùng đó là vấn đề kiểm định vận thăng cũng phải kiểm tra nghiêm ngặt để không có những hậu quả tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra.
Tìm hiểu ngay: Cầu nâng vận thăng – Giải pháp nâng ô tô lên tầng số 1 hiện nay!
Những giai đoạn kiểm định an toàn cầu nâng vận thăng chuẩn nhất
1. Kiểm định lần đầu: Đây là bước thực hiện đầu tiên ngay sau khi lắp đặt thiết bị này theo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn.
2. Kiểm định định kỳ: Đây là hoạt động diễn ra sau khi hết hạn kiểm định của lần trước, gồm những hoạt động đánh giá theo quy chuẩn của kỹ thuật quốc gia, kỹ thuật an toàn.
3. Kiểm định an toàn bất thường: Được thực hiện sau khi sửa chữa, cải tạo hay nâng cấp các vấn đề liên quan đến kỹ thuật của thiết bị, khi có sự yêu cầu của nơi có thẩm quyền, cơ sở sử dụng.
4. Đối với phần điện trước tiên quan sát bằng mắt thường, sau đó kiểm tra dây cáp xem có bị đứt, xước, mòn hay hở điện không. Kiểm tra cả nút bấm điều khiển, bấm chuông, bấm dừng , đèn báo pha. Tiếp theo là kiểm tra chuyên sâu bằng các thiết bị chuyên dụng, kiểm tra điện trở của động cơ, kiểm tra vỏ ngoài kim loại, điện trở tiếp địa, kết cấu thép…
5. Đối với phần cơ khí, trước tiên cũng kiểm tra bằng mắt thường rồi kiểm tra từng bộ phận như dây cáp, dây cáp, ống hãm, chốt… kiểm tra cả hệ thống đối nối, con lăn, bánh răng… ngoài ra còn hệ thống an toàn của cửa hàng rào, cửa lồng.
6. Cuối cùng là kiểm tra chuyên sâu các thiết bị chuyên dụng là hoàn tất quá trình kiểm định an toàn cầu nâng vận thăng.
Lưu ý: Để thực hiện các bước tiếp theo trong quá trình kiểm định an toàn cầu nâng vận thăng thì kết quả lúc trước phải đạt được yêu cầu và được ghi chép đầy đủ đúng theo mẫu.