Điểm mặt 7 sai lầm khi sử dụng xe máy điện vào mùa mưa

Tóm Tắt Bài Viết

Mùa mưa là thời điểm nhạy cảm đối với tất cả các loại xe, trong đó có xe máy điện. Bởi khi sử dụng vào mùa mưa, những chiếc xe điện không chỉ phải đối mặt với tình trạng ngập nước mà còn chịu ảnh hưởng từ độ ẩm cao. Nếu không biết cách xe điện sẽ dễ gặp sự cố hư hỏng rất phiền phức. Hãy cùng tìm hiểu những sai lầm khi sử dụng xe máy điện vào mùa mưa qua bài viết bên dưới nhé!

Những sai lầm khi sử dụng xe máy điện vào mùa mưa nên biết

Những sai lầm khi sử dụng xe máy điện vào mùa mưa
Những sai lầm khi sử dụng xe máy điện vào mùa mưa

Hiện nay hầu hết các loại xe máy điện đều có thể hoạt động tốt dưới mưa hoặc đường ngập, với điều kiện là nhà sản xuất có đề cập rõ đến chỉ số kháng nước (IP) của các thành phần, linh kiện của xe như động cơ hoặc khối pin, và thông tin này thường được ghi trong sổ hướng dẫn sử dụng, hoặc trên website của nhà sản xuất.

Tuy vậy, điều này không có nghĩa là xe điện tuyệt đối “thần thánh” khi trời mưa, lụt. Dưới đây là những sai lầm khi sử dụng xe máy điện vào mùa mưa

1. Không kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ

Không kiểm tra bảo dưỡng định kỳ
Không kiểm tra bảo dưỡng định kỳ

Nhiều người thường bỏ qua việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ cho xe điện trong mùa mưa. Điều này dẫn đến việc xe dễ hỏng hóc.

Do đó, cần kiểm tra định kỳ hệ thống điện, pin và các bộ phận khác của xe. Đảm bảo rằng các kết nối điện không bị gỉ sét và hệ thống phanh hoạt động tốt. Thường xuyên vệ sinh và bôi trơn các bộ phận chuyển động để tránh tình trạng kẹt cứng.

2. Đi qua vùng ngập nước

Đi qua vùng ngập nước
Đi qua vùng ngập nước

Nhiều người chủ quan đi qua các vùng ngập nước, dẫn đến nguy cơ nước xâm nhập vào hệ thống điện và gây hỏng hóc. Lời khuyên là cần tránh đi qua các vùng ngập nước, đặc biệt là khi nước vượt quá mức an toàn của xe. Nếu bắt buộc phải đi qua, hãy đảm bảo di chuyển chậm và kiểm tra kỹ lưỡng xe sau khi qua khỏi vùng ngập.

3. Không bảo vệ pin xe

Không bảo vệ pin xe
Không bảo vệ pin xe

Pin là bộ phận quan trọng nhất của xe điện và rất dễ bị ảnh hưởng bởi nước và độ ẩm. Tuy nhiên, nhiều người không chú ý bảo vệ pin khi đi trong mưa. Chủ xe cần sử dụng các phương tiện bảo vệ như bọc pin chống nước hoặc lắp thêm các thiết bị bảo vệ cho pin. Sau mỗi chuyến đi dưới mưa, kiểm tra và lau khô pin để đảm bảo không có nước xâm nhập.

4. Sử dụng phụ kiện không chống nước

Việc sử dụng các phụ kiện không chống nước như đèn, còi hay các thiết bị điện tử khác có thể dẫn đến hỏng hóc khi gặp mưa. Bạn nên chọn mua các phụ kiện có khả năng chống nước tốt. Nếu không chắc chắn về khả năng chống nước của phụ kiện, hãy bọc chúng bằng các vật liệu chống nước khi sử dụng.

5. Không làm khô xe sau khi đi mưa

Không làm khô xe sau khi đi mưa
Không làm khô xe sau khi đi mưa

Sau khi đi mưa, nhiều người không làm khô xe mà để xe tự khô. Điều này dẫn đến việc nước và độ ẩm có thể xâm nhập vào các bộ phận của xe, gây hỏng hóc. Vì thế, hãy lau khô xe bằng khăn mềm, đặc biệt là các bộ phận điện và pin. Đảm bảo xe được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

6. Sử dụng lốp xe không phù hợp

Lốp xe mòn hoặc không phù hợp với điều kiện đường trơn ướt dễ gây mất lái và tai nạn.

Vì thế, cần kiểm tra lốp xe định kỳ và thay thế lốp khi cần thiết. Chọn lốp có rãnh sâu và khả năng bám đường tốt để đảm bảo an toàn khi di chuyển trong mưa.

Việc sử dụng xe điện trong mùa mưa đòi hỏi sự chú ý và cẩn trọng đặc biệt từ người dùng. Bằng cách tránh những sai lầm phổ biến và thực hiện các biện pháp bảo vệ, bạn có thể đảm bảo xe điện của mình hoạt động tốt và an toàn trong mọi điều kiện thời tiết.

7. Sạc điện ngay sau khi đi mưa

Sạc điện sau khi đi mưa
Sạc điện sau khi đi mưa

Khi xe mới lội nước về, không nên sạc xe ngay. Thay vào đó nên đợi cho xe khô khoảng vài giờ rồi mới sạc. Nếu cần sạc gấp, cần đảm bảo bộ sạc, mối nối, dây sạc phải khô hoàn toàn trước khi sạc, lưu ý nên che chắn bộ sạc nếu có nước từ xe chảy xuống, có thể làm hư hỏng bộ sạc hoặc gây chập điện.

Lưu ý rằng đa số các loại xe đạp điện cỡ nhỏ (loại có bàn đạp xe đạp) không có khả năng kháng nước cao như các xe máy điện khác, do đó không nên sử dụng khi trời mưa to hoặc đường ngập nước.

Chú ý:

  • Bạn không nên đi xe vào đường ngập nước đến trục động cơ của xe, bởi ắc quy và động cơ có thể bị hư hỏng.
  • Trong trường hợp bất khả kháng phải đi xe vào vùng nước ngập quá trục thì hãy tắt máy và dắt xe qua đoạn đường ngập.
  • Ngoài ra, không nên phanh gấp tránh làm trượt bánh xe. Bạn cũng nên chú ý đến những phương tiện di chuyển trên đường như xe máy hay ôtô để tránh việc xe chạy qua làm nước tràn vào các thiết bị của xe điện.

Bật mí cách vệ sinh xe máy điện sau khi đi mưa hiệu quả

Sau khi đi mưa cần vệ sinh và bảo dưỡng xe máy điện
Sau khi đi mưa cần vệ sinh và bảo dưỡng xe máy điện

Sau khi di chuyển trong thời tiết mưa bão, bạn nên vệ sinh, bảo dưỡng xe máy điện để đảm bảo an toàn, tránh gây hư hỏng các bộ phận trong xe.

Bước 1: Tiến hành rửa xe

Rửa xe sau khi đi mưa nhưng đảm bảo động cơ đã nguội hẳn
Sau khi đi mưa cần vệ sinh và bảo dưỡng xe máy điện
  • Để bảo quản xe điện đúng cách sau khi đi mưa về, việc đầu tiên bạn nên làm là rửa xe. Bởi trong nước mưa có nhiều axit, gây bạc màu vải yên xe, tróc sơn.
  • Bên cạnh đó, nước mưa cũng ăn mòn các bộ phận phi kim, gây gỉ sét với các bộ phận kim loại.
  • Việc loại bỏ lượng nước mưa còn sót lại trên xe điện là điều hoàn toàn cần thiết. Bạn nên sử dụng nước rửa sạch thật kỹ, đặc biệt là các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nước mưa như: Bánh xe, hộp xích, vành xe, giá để chân, lá chắn bùn…
  • Nếu có thể, hãy sử dụng dung dịch rửa xe chuyên dụng rửa sạch hoàn toàn nước mưa còn bám lại.

Lưu ý: Không rửa xe ngay mà phải đợi cho động cơ xe nguội hẳn rồi mới tiến hành rửa, khi rửa xe điện không dùng vòi cao áp dùng để xịt vào ắc quy, bộ điều tốc, tay ga. Bởi nước phun mạnh, nước có thể len lỏi vào những nơi tiếp xúc với dây điện khiến chúng bị hư hỏng.

Thông tin quan trọng: Rửa Xe Điện như thế nào đúng cách mà không gây hại?

Bước 2: Làm khô xe điện

Làm khô xe điện bằng các dụng cụ chuyên dụng
Làm khô xe điện bằng các dụng cụ chuyên dụng

Sau khi rửa xe sạch, bạn cần đảm bảo xe thật khô ráo. Bởi, trên thực tế nước sinh hoạt không có nhiều tác hại nhưng nếu tích tụ nhiều sẽ gây ra hậu quả không mong muốn như gỉ sét, thậm chí tích tụ trong khoang chứa bình ắc quy.

Vì vậy, bạn hãy lau xe thật khô rồi sử dụng máy sấy để làm khô từng bộ phận trong xe điện, đảm bảo xe khô ráo hoàn toàn bằng cách sử dụng máy thổi hơi khí nóng hoặc súng xì khô chuyên dụng, nếu không có bạn có thể làm khô xe bằng khăn lau xe chuyên dụng có bán tại các cửa hàng chuyên dụng cụ rửa xe chính hãng trên thị trường.

Bước 3: Kiểm tra các chi tiết quan trọng bên trong xe

Kiểm tra các chi tiết quan trọng bên trong xe
Kiểm tra các chi tiết quan trọng bên trong xe

Quan trọng nhất ở bước này là bình ắc quy. Bạn hãy kiểm tra xem tất cả các bình ắc quy có bị nước vào hay không? Nếu có hãy lập tức tháo ra, khắc phục tại nhà bằng cách sử dụng khăn bông lau khô rồi sấy bằng máy sấy.

Lưu ý: Nếu làm khô xe bằng máy sấy thì nên máy sấy cao, chọn chế độ gió, tránh để sát vào các bình ắc quy. Nếu nước vào quá nhiều, ngay lập tức mang xe điện đến cơ sở sửa chữa uy tín để được kiểm tra và khắc phục an toàn.

Những sai lầm khi sử dụng xe máy điện vào mùa mưa mong rằng sẽ được anh chị em quan tâm và chú ý, nếu còn cần thêm thông tin hoặc bất kỳ câu hỏi liên quan đến rửa và chăm sóc xe xin liên hệ cho chúng tôi ngay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *