Tóm Tắt Bài Viết
Động cơ bị quá nhiệt là một vấn đề nghiêm trọng và không hiếm gặp. Khi gặp phải tình huống này, bạn cần phải xử lý cẩn thận nếu không sẽ có nguy cơ thương tích hoặc dẫn đến những thiệt hại khác về kinh tế. Vậy nếu gặp trường hợp đó thì nên xử lý thế nào khi động cơ bị quá nhiệt? Dưới đây là những giải đáp cho mọi người.
Nguyên nhân khiến động cơ ô tô quá nhiệt
Vậy có những nguyên nhân nào khiến động cơ ô tô quá nhiệt? Dưới đây là những nguyên nhân khiến động cơ ô tô quá nhiệt mà chủ xe cần lưu ý.
1. Quạt gió hoạt động kém
Nguyên nhân thường gặp khiến động cơ ô tô quá nhiệt là do quạt gió hoạt động kém. Quạt gió là bộ phận có nhiệm vụ tản nhiệt, hoạt động cùng với két nước và chi tiết van hằng nhiệt để làm mát động cơ. Trường hợp quạt gió bị hỏng, hiệu quả làm mát của động cơ sẽ bị giảm sút và dẫn đến tình trạng quá nhiệt. Bởi vậy, để đảm bảo quạt gió luôn hoạt động ổn định, chủ xe cần kiểm tra quạt gió định kỳ, kịp thời phát hiện và xử lý sớm phát sinh.
2. Van hằng nhiệt gặp vấn đề
Van hằng nhiệt ô tô là một bộ phận giúp điều chỉnh lượng nước làm giảm độ nóng động cơ ô tô. Do đó, khi van hằng nhiệt gặp trục trặc, nước trong két làm mát hoạt động chậm, ảnh hưởng đến quá trình truyền nhiệt của động cơ. Tình trạng này kéo dài khiến xe liên tục bị quá nhiệt, nóng động cơ ô tô.
3. Ống dẫn nước làm mát rò rỉ
Ống dẫn nước làm mát rò rỉ khiến nước làm mát hao hụt bất thường là nguyên nhân khiến động cơ dễ bị quá nhiệt do thiếu nước làm mát. Các đường ống dẫn nước thường được làm bằng cao su, dễ bị mòn chai, gãy nứt sau một thời gian dài sử dụng, gây rò rỉ nước làm mát. Do đó khi gặp tình trạng này, chủ xe cần kiểm tra và sửa chữa kịp thời để nước làm mát không bị thiếu hụt, đảm bảo an toàn cho đồng cơ.
>>> Tham khảo bài viết: Xe bị quá nhiệt do hết nước làm mát, khi nào được châm thêm?
4. Thiếu dầu động cơ
Dầu máy là chất có nhiệm vụ bôi trơn, làm mát cho quá trình vận hành động cơ. Tuy nhiên nếu dầu nhớt không được kiểm tra thường xuyên dẫn đến bị khô và không được cung cấp đủ sẽ làm động cơ bị nóng và quá nhiệt, thậm chí bốc khói. Để an toàn, chủ xe cần định kỳ kiểm tra và bổ sung dầu kịp thời để đảm bảo luôn cung cấp đầy đủ lượng dầu nhớt cần thiết cho xe, nên thay dầu ở 5000 – 8000 km.
>>> Tin tức hữu ích: 5 Tác dụng của dầu nhớt đối với xe ô tô bạn nên biết
5. Bơm nước không hoạt động
Bơm nước hỏng, đồng nghĩa nước sẽ không thể lưu thông và gây ra hiện tượng quá nhiệt của động cơ, kèm theo đó là hiện tượng rò rỉ nước làm mát tại trục bơm.
6. Dây curoa bị lỗi
Dây curoa ô tô có nhiệm vụ kết nối và dẫn động các bộ phận như lốc điều hòa, trục cam, hệ thống bơm trợ lực tay lái, máy bơm nước được. Trường hợp dây curoa bị lỗi có thể gây nên hiện tượng quá nhiệt khi hệ thống làm mát không hoạt động. Do đó, dây curoa bị lỗi cũng là nguyên nhân khiến động cơ ô tô quá nhiệt.
7. Hệ thống tản nhiệt gặp vấn đề
Khi vận hành, khoang động cơ sản sinh ra lượng nhiệt rất lớn được tạo ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu và lực ma sát của các bộ phận khác. Nhiệt độ của khoang động cơ quá cao khiến các chi tiết máy dễ hư hỏng. Do đó, hệ thống làm mát động cơ được tạo ra giúp giải nhiệt cho khoang động cơ để đảm bảo động cơ luôn hoạt động ổn định ở mức nhiệt độ cho phép. Nếu quạt tản nhiệt làm mát có vấn đề khiến luồng khí nóng trong khoang động cơ không thoát ra được, dẫn tới nhiệt độ động cơ tăng cao.
Xử lý thế nào khi động cơ bị quá nhiệt?
Dấu hiệu giúp chủ xe nhận biết xe quá nhiệt là biểu tượng nhiệt kế màu đỏ sẽ xuất hiện trên bảng thông số kỹ thuật sau vô-lăng. Khi gặp vấn đề này, chủ xe cần thực hiện những bước sau:
Trường hợp có thể dừng được xe lập tức
- Tấp xe vào lề và dừng xe khẩn cấp, bật đèn báo khẩn cấp để thông báo cho các các phương tiện khác biết.
- Tắt hệ thống điều hòa để làm giảm nhiệt khoang động cơ cấp tốc.
- Cho xe dừng nghỉ, tài xế nên mở nắp ca-pô kiểm tra động cơ, mở hé két nước để hơi nóng thoát ra rồi mới mở hẳn.
- Nếu phát hiện nước làm mát không đủ, nên bổ sung thêm để bộ phận này có thể tiếp tục hoạt động.
- Sau đó mang xe đến gara để kiểm tra và sửa chữa.
Trường hợp không dừng xe được ngay
Trường hợp xe đang lưu thông trên đường đông đúc không thể dừng xe lập tức thì cần thực hiện những cách sau:
- Mở hết cửa sổ để không khí nóng có thể thoát ra ngoài.
- Tắt điều hòa, bật chế độ sưởi và quạt tản nhiệt.
- Bật đèn báo khẩn cấp và tìm chỗ để đậu xe.
Một trong cách giúp giảm thiểu tình trạng động cơ ô tô quá nhiệt là xe cần được bảo dưỡng định kỳ, thay dung dịch nước làm mát chuyên dụng để mực nước ở ngưỡng an toàn. Ngoài ra, động cơ cũng cần được tra dầu máy thường xuyên để đảm bảo an toàn cho động cơ vận hành.
Trên là những chia sẻ của Tearu về cách xử lý thế nào khi động cơ bị quá nhiệt, nếu bạn đang cần nước làm mát chuyên dụng hoặc dung dịch rửa và chăm sóc xe liên hệ ngay về số Hotline: 0982 690 096 – Công ty chúng tôi tự hào là nhà cung cấp các sản phẩm chất lượng hàng đầu tại thị trường Việt Nam.