Tóm Tắt Bài Viết
Nổ lốp trên cao tốc là tác nhân gây ra những vụ tai nạn liên hoàn, thiệt hại rất lớn về người và của trong những năm gần đây. Chính vì vậy Tearu đã tổng hợp những cách kiểm tra lốp để không bị nổ trên cao tốc mà tài xế cần tham khảo và áp dụng ngay nếu đảm bảo muốn một chuyến đi an toàn.
Những cách kiểm tra lốp để không bị nổ trên cao tốc
Khi lốp không đủ áp suất, vỏ xe sẽ phải chịu thêm phần trọng lượng này. Và các thành phần cấu tạo khác của lốp như cao su, dây thép, tanh lốp và gai lốp sẽ hoạt động quá mức. Đồng thời, lốp xe thiếu hơi sẽ làm tăng ma sát với mặt đường, dẫn đến quá nhiệt và làm rách, vỡ hoặc phát nổ.
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, thời hạn sử dụng lốp ô tô là 5 năm, tương đương với 50.000 km. Trong quá trình sử dụng, lốp xe sẽ hao mòn, đặc biệt là đối với xe hoạt động thường xuyên. Quá trình di chuyển sẽ làm vỏ lốp bị rạn nứt, sợi bố và sợi cao su bị tách ra, làm mỏng lốp và giảm khả năng chịu áp lực.
- Kiểm tra tình trạng lốp xe trước mỗi hành trình: Trước mỗi hành trình, nên chú ý kiểm tra lốp, nếu phát hiện có vết cắt sâu, bị rạn nứt bất thường hay độ mòn lớn tới mức tối thiểu nên thay thế. Theo khuyến cáo, lốp xe sử dụng khoảng 40.000 – 50.000 km sẽ có những thay đổi về kỹ thuật. Nếu lốp dùng quá tuổi thì dù số km đi rất ít nhưng chiếc lốp đó cũng đã bị xuống cấp.
- Bơm lốp đúng áp suất theo khuyến cáo: Nên chú ý đến áp suất từng lốp xe, hiện nay một số xe đời mới được trang bị hệ thống cảnh báo áp suất lốp, thông tin từng lốp xe luôn hiển thị trên bảng đồng hồ trung tâm. Với các xe không có hệ thống này, người lái nên trang bị dụng cụ đo áp suất lốp. Nếu lốp quá non hoặc quá căng sẽ dẫn đến việc bị mòn không đều và tuổi thọ của lốp sẽ bị giảm dẫn đến nguy cơ nổ lốp.
- Không chở quá tải, tuân thủ quy định tốc độ: Không nên sắp xếp quá nhiều hành lý hoặc chở nhiều người vượt quá tải trọng cho phép của xe. Bên cạnh đó, khi thời tiết nóng gay gắt nếu xe chở nặng không nên chạy quá nhanh. Ngoài ra, tùy thuộc hành trình nên sắp xếp thời gian dừng nghỉ phù hợp để lốp xe cũng như các bộ phận khác trên xe không bị quá nhiệt và đảm bảo vận hành ổn định.
Thực hiện các bước kiểm tra và bảo dưỡng lốp xe này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ nổ lốp và đảm bảo an toàn khi lái xe trên cao tốc. Bạn có thể chăm sóc lốp tại nhà với dung dịch quét bóng lốp, giữ cho lốp luôn được đen bóng và tránh tác động của ánh mặt trời, bạn có thể chọn các dòng dưỡng lốp chính hãng trên thị trường như Tire Polish của nhà Grass để đảm bảo hiệu quả.
Nguyên nhân ô tô nổ lốp khi xe đang chạy
Lốp non hơi hoặc quá căng
Khi bị thiếu hơi, lốp xe sẽ phải chịu áp lực lớn hơn, bề mặt tiếp xúc của lốp với mặt đường lớn hơn khiến lốp sinh nhiệt cao, cộng thêm ma sát với mặt đường sẽ dẫn tới tình trạng quá nhiệt và gây nổ. Ngược lại, nếu lốp quá căng cũng dễ bị nổ nhất là khi có va đập đột ngột như xe đi trên đường xóc, ổ gà…
Bị vật sắc nhọn đâm, va đập đột ngột
Nguyên nhân nổ lốp thường gặp nhất là các dị vật sắc nhọn như đinh, đá, miếng kim loại…đâm vào. Việc này có thể chỉ khiến lốp xe bị thủng nhưng cũng có thể dẫn tới nổ lốp đặc biệt là khi xe đang chạy tốc độ cao. Tình huống lốp bị va đập đột ngột, đập mạnh vào ổ gà hay các gờ sắc nhọn cũng dễ xảy ra khi xe chạy tốc độ cao.
Lốp cũ, bị mòn nhiều
Thời gian sử dụng trung bình của lốp ô tô là 5 năm kể từ ngày sản xuất, tương đương 50.000km. Nếu xe đi ít, sau 5 năm lốp chưa mòn nhiều, vẫn dùng được thì chủ xe nên kiểm tra lốp tối thiểu mỗi năm một lần và thời gian sử dụng không nên quá 10 năm. Thời gian sản xuất có ở trên thành phần lốp. Lốp ô tô quá cũ hoặc mòn nhiều thường có bề mặt rạn nứt, sợi cao su/sợi bố có dấu hiệu tách ra, vỏ lốp mỏng hơn, khả năng chịu áp lực giảm.
Trên lốp xuất hiện những chỗ phồng, bị bong tróc hay có các vết cắn, nứt…cũng là những dấu hiệu không nên bỏ qua, để phòng nguy cơ nổ lốp xe khi đang chạy trên đường.
Dùng lốp không đúng thiết kế
Đây là lý do ít được nhắc đến nhưng cũng khá phổ biến. Các chủ xe thể thao thường thích thay bộ mâm nguyên bản của nhà sản xuất bằng loại có kích thước lớn hơn, đồng nghĩa với việc phải dùng bộ lốp có thành mỏng hơn. Khi va vào các gờ nhỏ hoặc cạnh đá sắc bén, sa ổ gà khi xe đang chạy tốc độ cao, loại lốp thành mỏng rất khó bị nổ.
Ngoài ra thay đổi mâm xe máy ô tô sai quy định có thể khiến chủ xe gặp rắc rối khi đăng kiểm và bị phạt hành chính theo quy định.
Chở quá tải trọng
Việc này nguy hiểm tương tự dùng lốp thành quá mỏng, vì cả lốp và xe ô tô đều được thiết kế với khả năng chịu tải nhất định. Nếu xe chở quá tải trọng, lốp sẽ phải chịu áp lực cao, dễ phát nổ.
Ngoài ra có một số nguyên nhân khác như xe ôm cua gấp khi đang chạy tốc độ cao, khiến lốp bị bẻ ngang và chịu tải đè nặng hoặc chất lượng mặt đường kém, độ nhám cao, tạo ma sát, sinh nhiệt lớn.
Cách xử lý khi ô tô bị nổ lốp
Khi nghe tiếng nổ lốp và xe bắt đầu chao đảo, hầu hết tài xế sẽ cảm thấy hoảng hốt và lo sợ. Từ đó có phản xạ đạp phanh hoặc đánh lái về phía ngược lại với hướng xe đang bị nghiêng. Tuy nhiên, việc này vô tình sẽ khiến cho tình trạng mất cân bằng của xe trở nên trầm trọng hơn, dẫn tới tình huống lật xe hoặc mất lái.
Dù biết rất khó nhưng trước tiên, tài xế cần nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, cố gắng không đạp phanh gấp mà chỉ từ từ nhả chân ga rồi dùng hết sức để giữ thẳng vô-lăng. Hãy nhớ rằng khi thấy ô tô bị mất cân bằng, các hệ thống an toàn như cân điện tử (ESP) hay phân phối lực phanh điện tử (EBD) sẽ lập tức vào cuộc, nên thêm những thao tác hoảng loạn của bạn có thể khiến bộ điều khiển trung tâm bị rối.
Say khi khi đã giữ được vô lăng và hướng cho xe chạy thẳng, hãy từ từ rà phanh để giảm tốc độ rồi tấp vào lề đường. Hãy nhớ bật đèn khẩn cấp để cảnh bảo cho các phương tiện khác.
Hướng dẫn chuyên sâu: Hướng đẫn xử lý khi ô tô bị nổ lốp đúng cách
Trên là 3 cách Kiểm Tra Lốp để không bị nổ trên cao tốc mà chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc lái xe an toàn trên cao tốc, từ đó giảm đi những vụ tai nạn thương tâm có thể xảy ra. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích hãy để lại bình luận, chia sẻ và theo dõi website để cập nhật những thông tin thú vị bạn nhé!