Điểm mặt 5 sai lầm tai hại khiến cho xe ô tô bị bó máy

Tóm Tắt Bài Viết

Bó máy trên xe ô tô là hiện tượng piston khó di chuyển hoặc bị kẹt trong xi-lanh, có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho động cơ nếu không được xử lý kịp thời. Hiện tượng này xảy ra sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của xe và làm mất sự an toàn khi điều khiển phương tiện. Vậy những sai lầm tai  hại khiến cho xe ô tô bị bó máy như thế nào cùng tìm hiểu xem nhé!

Những sai lầm tai hại khiến cho xe ô tô bị bó máy

Những sai lầm tai hại khiến xe ô tô bị bó máy
Những sai lầm tai hại khiến xe ô tô bị bó máy

Nguyên nhân dẫn đến việc bó máy trên xe ô tô thường xuất phát từ những thói quen sử dụng sai lầm của chủ xe, cụ thể như sau:

1. Quên kiểm tra và thay dầu nhớt

Quên kiểm tra thay dầu nhớt
Quên kiểm tra thay dầu nhớt

Ô tô bị thiếu dầu hoặc đã quá lâu không được thay dầu là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng bó máy. Các hãng sản xuất luôn khuyến cáo cho những chủ xe nên thay dầu nhớt ở mốc 5.000 km đầu tiên và sau mỗi 5.000 km/lần sau đó.

Nếu như ô tô ít đi thì vẫn nên thực hiện thay dầu theo định kỳ bởi nếu để lâu thì nhớt cũng sẽ bị biến chất và đóng cặn. Tuy nhiên, thực tế thì có không ít trường hợp vì “lười” hoặc là quên luôn việc thay nhớt, có những người sử dụng ô tô 2-3 năm mà không thay nhớt xe.

Do đó, để đề phòng thì chủ xe nên thực hiện thay dầu nhớt theo khuyến cáo của nhà sản xuất, thường xuyên kiểm tra xem có xảy ra tình trạng rò rỉ dầu hay không, thăm mực dầu và chất lượng dầu máy còn đảm bảo hay không.

>>> Tham khảo: Truy tìm thủ phạm khiến định mức tiêu hao dầu nhớt ô tô tăng lên

2. Không kiểm tra nước làm mát

Không kiểm tra nước làm mát
Không kiểm tra nước làm mát

Đây cũng là sai lầm dẫn đến không ít sự cố ô tô bị bó máy khi nước làm mát có vai trò rất quan trọng với động cơ. Nếu như lượng nước bị hao hụt thì sẽ khiến cho động cơ không được làm mát hiệu quả, nhiệt độ tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ piston giãn nở và gây bó máy.

Để tránh tình trạng như này, trong quá trình sử dụng, đặc biệt là dưới thời tiết nắng nóng hay lái xe quãng đường dài,… tài xế nên chú ý thường xuyên kiểm tra mực nước làm mát để đảm bảo hiệu được suất vận hành của động cơ, đặc biệt là piston. Chủ xe cũng chỉ nên sử dụng những loại nước làm mát ô tô chuyên dụng hàng chính hãng, tránh dùng nước lọc gây hư hại cho xe.

>>> Hướng dẫn: Cách kiểm tra nước làm mát ô tô đơn giản, chính xác

3. Không bảo dưỡng xe định kì

Nhiều chủ xe không nhớ bảo dưỡng xe định kỳ
Nhiều chủ xe không nhớ bảo dưỡng xe định kỳ

Đây là một trong những sai lầm khiến cho ô tô có nguy cơ cao bị bó máy và cả những vấn đề khác. Trong quá trình vận hành, những bộ phận trong ô tô sẽ trải qua mài mòn và tuổi thọ của những bộ phận này sẽ giảm đi theo thời gian. Nếu như không được bảo dưỡng thường xuyên, dầu máy sẽ bị ô nhiễm, bộ lọc bụi bẩn cũng như các bộ phận quan trọng như bugi, lọc nhớt và lọc gió sẽ bị hư hỏng. Điều này Tlàm ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất vận hành của piston.

>>> Thông tin bỏ túi: Những điều cần nhớ khi nhận bảo dưỡng xe để tránh tranh chấp

Động cơ ô tô bị bó máy sẽ gây ra những hậu quả gì?

Nhiều hậu quả xảy ra khi động cơ ô tô bị bó máy
Nhiều hậu quả xảy ra khi động cơ ô tô bị bó máy

Khi động cơ xe ô tô bị bó máy sẽ gây ra rất nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sự an toàn của người và phương tiện.Hậu quả đó là:

Giảm hiệu suất hoạt động của động cơ

Ô tô bị bó máy sẽ khiến sức mạnh của động cơ xe bị giảm. Bởi piston bị kẹt, bị bó trong xi-lanh không thể di chuyển được. Khí nén khi đó không được nén đầy đủ và không cấp nhiên liệu đủ cho động cơ. Từ đó khiến sức mạnh của động cơ bị giảm và hiệu suất hoạt động của xe cũng bị ảnh hưởng theo.

Xe ô tô bị tiêu hao nhiều nhiên liệu

Hao nhiều nhiên liệu hơn bình thường
Hao nhiều nhiên liệu hơn bình thường

Động cơ bị bó máy sẽ khiến piston không đẩy lên đẩy xuống được và khiến nhiên liệu tiêu hao nhiều hơn, việc thoát khí thải cũng khó khăn hơn. Nếu không phát hiện xử lý lỗi này sớm sẽ khiến nâng cao chi phí nhiên liệu sử dụng và chi phí sửa chữa động cơ.

 Xe có tiếng động lạ, kêu to, xe bị rung lắc mạnh

Có tiếng động hoặc bị rung lắc mạnh
Có tiếng động hoặc bị rung lắc mạnh

Piston bị bó chặt trong xi-lanh động cơ và không thể di chuyển đúng cách sẽ có thể gây ra tiếng động kêu to, xe bị rung lắc mạnh. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của động cơ, ảnh hưởng đến trải nghiệm lái xe và gây ra tình trạng mất an toàn.

Giảm tuổi thọ động cơ xe

Làm giảm tuổi thọ động cơ xe
Làm giảm tuổi thọ động cơ xe

Động cơ xe ô tô bị bó máy kéo dài mà không được sửa chữa kịp thời sẽ gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho động cơ. Khi đó piston ma sát mạnh với thành xi-lanh gây mòn, gây xước và khiến động cơ hoạt động kém hiệu suất hoặc gây hỏng động cơ hoàn toàn. Việc bảo dưỡng định kỳ cho động cơ là điều cần thiết, quan trọng và tránh được lỗi bó máy, đảm bảo độ an toàn cho xe hoạt động.

Dấu hiệu nhận biết xe ô tô bị bó máy và cách khắc phục

Có nhiều dấu hiệu để nhận biết xe ô tô bị bó máy
Có nhiều dấu hiệu để nhận biết xe ô tô bị bó máy

Nếu xe ô tô của bạn xuất hiện những dấu hiệu bên dưới đây thì có thể động cơ bị bó máy. Đó là:

– Khả năng tăng tốc yếu, bị hụt ga: Dấu hiệu thường gặp phổ biến nhất khi xe bị bó máy đó là tăng tốc yếu, xe bị hụt ga hoặc bị rung giật,… Nguyên nhân có thể do xi lạnh không hoạt động khiến động cơ xe chạy không ổn định, xe chạy yếu hơn, khả năng tăng tốc kém, bị hụt ga hoặc rung giật mạnh.

– Xe có tiếng kêu lạ, cảm thấy nhiều tiếng ồn hơn: Một dấu hiệu khác của xe ô tô bị bó máy đó là tiếng ồn to hơn, xuất hiện nhiều tiếng kêu lạ. Động cơ bị kẹt xuất hiện các tiếng gõ như tiếng búa, nhiều tiếng ồn khi tăng tốc. Một số trường hợp xe còn xuất hiện có tiếng nổ lốp bốp hay tiếng hắt hơi lạ.

– Ô tô có mùi xăng sống: Nếu xe ô tô của bạn có mùi xăng sống thì đây là dấu hiệu của động cơ bị bó máy. Dấu hiệu này rất phổ biến và do nhiên liệu không được đốt cháy, chúng đi theo van xả thải ra ngoài. Bên cạnh mùi xăng sống một số trường hợp còn đi kèm với mùi nước làm mát, hơi nước hay dầu động cơ,…

– Xuất hiện khói xe có màu lạ: Động cơ bị bó máy khiến nhiên liệu không được đốt cháy hết và thải trực tiếp ra ngoài nên khí thải khói sẽ có màu lạ. Đối với xe ô tô chạy dầu khí thải của động cơ bị bó máy có màu xanh, còn xe chạy xăng khí thải có màu đen. Động cơ bị bó máy khiến nhiên liệu không được đốt cháy hết và thải trực tiếp ra ngoài nên khí thải khói sẽ có màu lạ, đối với xe ô tô chạy dầu khí thải

Cách khắc phục: Nếu xuất hiện các dấu hiệu của tình trạng bó máy bạn không nên cố chạy mà hãy cho xe ô tô đến trung tâm sửa chữa uy tín để kiểm tra. Tại đây các nhân viên kỹ thuật sẽ kiểm tra và xử lý các lỗi bó máy một cách hiệu quả nhất. Họ sẽ thay dầu bôi trơn, vệ sinh piston, xi-lanh, kiểm tra hệ thống làm mát và bổ sung thêm nước nếu thiếu,…

Trên là những sai lầm tai hại khiến cho xe ô tô bị bó máy, mọi thông tin chi tiết về rửa và chăm sóc xe xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn hoặc bình luận ngay bên dưới bài viết này để được giải đáp.

Có thể bạn quan tâm: Xử lý thế nào khi Động Cơ Bị Quá Nhiệt?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *