Tóm Tắt Bài Viết
Trên các mẫu xe ô tô hiện đại, hệ thống túi khí được trang bị ở các vị trí ghế ngồi để có thể bảo vệ an toàn cho người lái trong trường hợp xảy ra va chạm. Tuy nhiên có thể bạn không biết, những điều cấm kỵ với xe có trang bị túi khí mà Tearu chia sẻ dưới đây như việc lắp khung cản trước, gác chân lên taplo… cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến túi khi bung không kịp thời, từ đó gây hậu quả nặng nền cho người ngồi bên trong xe.
Những điều cấm kỵ với xe có trang bị túi khí bạn cần biết
Khi xảy ra va chạm, túi khí sẽ nổ với tốc độ nhanh (10 – 25 phần nghìn giây) và tạo lực rất mạnh. Do đó, các hãng xe cũng như các tổ chức an toàn đều khuyến cáo không nên trang trí hoặc lắp thêm các đồ vật trên hệ thống túi khí của xe và hành khách phía trước. Để đảm bảo túi khí được bung ra đúng cách và bảo về bạn thì cần chú ý một số điểm sau:
Lắp thêm khung cản trước
Các cảm biến giúp phát hiện va chạm và truyền tín hiệu cần bung túi khí nằm ở phía trước xe. Do đó, nếu xe được lắp thêm khung cản trước thì có thể khiến các cảm biến không nhận biết được tai nạn một cách chuẩn xác trên hệ thống túi khí có thể không bung kịp thời để bảo vệ người ngồi trên xe. Trong một số trường hợp, túi khí thậm chí không dung do khung cản trước lắp thêm.
Gác chân lên Táp-lô
Nhiều người ngồi trên ghế phụ phía trước có thói quen gác chân lên táp-lô cho đỡ mỏi. Tuy nhiên, nếu xe được trang trí túi khí trước bên ghế phụ thì việc làm này rất nguy hiểm. Túi khí bung ra có thể làm gãy chân.
Ngay cả với các xe không được trang bị túi khí phía trước ghế phụ thì việc gác chân lên táp lô cũng vẫn nguy hiểm vì có thể gây ra những chấn thương nghiêm trọng trong trường hợp xảy ra tai nạn.
- Giải đáp: Vì sao không nên gác chân lên taplô xe ô tô?
Ngồi quá gần vô-lăng
Túi khí bên ghế lái luôn được lắp trong vô-lăng. Nhiều tài xế có thói quen chỉnh ghế ngồi sát vô lăng vì nghĩ như vậy sẽ giúp quan sát phía trước tốt hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra va chạm việc túi khí bung ra có thể gây chấn thương vùng mặt của tài xế.
Ngoài ra, việc tài xế ngồi sát quá vô lăng sẽ khiến túi khí không có đủ thời gian để nổ hết cỡ và tạo lớp đệm đủ an toàn để bảo vệ tài xế. Tốt nhất, các tài xế nên giữ khoảng cách an toàn với vô-lăng.
Không cài dây an toàn
Không cài dây an toàn khi đi ô tô rất nguy hiểm, đặc biệt là với xe có túi khí. Túi khí ô tô luôn được thử nghiệm cùng với dây an toàn, một số xe thậm chí không kích hoạt túi khí nếu dây an toàn chưa được cài, nhằm tránh cho người ngồi trên ghế khỏi bị chấn thương nếu túi khí bung.
Lắp bọc ghế
Ngày càng nhiều mẫu xe được trang bị cả túi khí bên. Loại túi khí này được lắp bên trong ghế ngồi, và bọc ghế được thiết kế để dễ dàng rách bung ra khi nổ túi khí. Do đó, việc sử dụng bọc ghế với xe có trang bị túi khí bên có thể cản trở việc bung túi khí, từ đó gây hại cho người ngồi trong xe.
Bày đồ trang trí trên táp-lô
Việc trưng bày hoặc dính các vật trang trí trên táp-lô cả có trang bị hai túi khí trước có thể gây nguy hiểm nếu xả ra va chạm và túi khí bung ra. Bởi các đồ trang trí, khung ảnh…tất cả đều có thể trở thành vũ khí tấn công người ngồi trên xe trong trường hợp xảy ra va chạm, đặc biệt là túi khí bung ra.
Để trẻ ngồi ghế trước mà không tắt túi khí: Hầu hết các xe đời mới đều có móc ISOFIX ở ghế sau để cố định ghế trẻ em. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều xe không được trạn bị móc ISOFIX, mà có túi khí. Nhiều bậc phụ huynh lắp ghế trẻ em ở ghế trước và không tắt túi khí; điều này cực kỳ nguy hiểm.
Nguyên nhân là do trong trường hợp xảy ra va chạm, túi khí sẽ bung rất nhanh và với lực rất mạnh, có thể đẩy đứa trẻ về sau và gây chấn thương. Trẻ nhỏ không cần túi khí bảo vệ, vì với chiều cao giới hạn, trẻ em hầu như không có nguy cơ bị đập đầu vào táp lô (điều kiện được cài dây an toàn).
Xem thêm:
- Dung dịch dưỡng Taplo xe ô tô chuyên gia khuyên dùng
- Mặt Táp-lô trên ô tô thường có gam màu tối, vì sao?
Vài nét về túi khí có thể bạn chưa biết
Túi khí được thiết kế để giảm tối đa hậu quả của các vụ va chạm trực diện ở phía trước xe. Mỗi quốc gia có quy định cụ thể về tiêu chuẩn của túi khí. Được hình thành và phát triển từ những năm 50, qua nhiều năm và nhiều sự cải tiến khắc phục những nhược điểm và hạn chế của túi khí thì đến năm 1971 chính thức được sử dụng.
Chất liệu tạo nên túi khí cho ô tô là loại co giãn hoặc một vật liệu đảm bảo được khả năng thu gọn lại trong các vị trí cần thiết trên xe và dễ dàng bung ra khi cần thiết. Trong tình huống xảy ra va chạm, túi khí được bơm phồng gần như ngay lập tức với thời gian chỉ tính bằng mili giây, bảo vệ các bộ phận quan trọng trên cơ thể người trên xe.
Quy chuẩn của các nước về tốc độ tối thiểu khi va chạm để bung túi khí nằm trong khoảng 25-40km/h. Còn đối với tiêu chuẩn của Mỹ, túi khí phải hoạt động trong các va chạm khi xe chạy ở tốc độ tương đương 23km/h hoặc va chạm với xe kích thước tương tự đang tậu xe trên đường với tốc độ 46km/h.
Không phải túi khí nào cũng sẽ bung khi ô tô xảy ra va chạm. Mà trong mỗi trường hợp nhất định, loại phù hợp mới được kích hoạt. Với mỗi loại túi khí, bố trí ở các vị trí khác nhau lại có một quy chuẩn hoạt động riêng để đảm bảo cho người trên xe luôn ở trong điều kiện an toàn nhất.
Những điều cấm kỵ với xe có trang bị túi khí trên đây hy vọng giúp bạn có thể đảm bảo chuyến đi an toàn hơn, đừng quên chăm sóc xe định kỳ để đảm bảo xe không gặp bất cứ sự cố nào bạn nhé!
Tìm hiểu nhanh: Những vị trí cực bẩn mà bạn cần phải làm sạch trên xe ô tô