Kinh doanh rửa xe có phải đóng thuế không? (giải đáp nhanh)

Tóm Tắt Bài Viết

Dạo gần đây, khá nhiều những diễn đàn về ô tô đang bàn tán sôi nổi về chủ đề: Kinh doanh rửa xe có phải đóng thuế không, cùng như các quy định về thuế phí rửa xe khi mở cửa hàng chăm sóc ô tô, xe máy để làm dịch vụ.

Vậy kinh doanh rửa xe có phải đóng thuế không?

Kinh doanh rửa xe có phải đóng thuế không?
Kinh doanh rửa xe có phải đóng thuế không?

Đối với vấn đề kinh doanh rửa xe có phải đóng thuế không, bạn cần nắm được những quy định về pháp lý của nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh này.

Những căn cứ pháp lí cần nắm

  • Nghị định số 39/2007/NĐ – CP về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh;
  • Nghị định số 78/2015/NĐ – CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định số 139/2016/NĐ – CP quy định về lệ phí môn bài;
  • Thông tư 92/2015/TT – BTC;
  • Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012.

Rửa xe có phải đóng thuế hay không?

Theo Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây không phải đăng ký kinh doanh bao gồm:

  1. Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
  2. Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
  3. Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
  4. Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
  5. Thực hiện các dịch vụ: đánh giầy, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
  6. Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Như vậy, trường hợp mở tiệm rửa xe sẽ không cần phải đăng ký kinh doanh do đó, bạn không phải đóng thuế kinh doanh. Các loại thuế mà bạn phải nộp bao gồm thuế khoán và lệ phí môn bài.

Quy định thuế phí cần đóng khi kinh doanh rửa xe theo quy định nhà nước

Quy định thuế phí rửa xe theo quy định của nhà nước
Quy định thuế phí rửa xe theo quy định của nhà nước

Thuế khoán

Căn cứ theo điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì mở cửa hàng kinh doanh rửa xe có mức doanh thu trên 100 triệu đồng/ năm thì phải nộp thuế khoán.

Doanh thu tính thuế được quy định như sau: Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Tỷ lệ tính thuế trên doanh thu trong trường hợp này như sau: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

  • Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT  x  Tỷ lệ thuế GTGT
  • Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Như vậy, kinh doanh rửa xe có phải đóng thuế không tuỳ thuộc mức doanh thu hàng năm của từng cửa hàng.

2. Lệ phí môn bài

Bạn sẽ còn phải nộp cả lệ phí môn bài nữa, Khoản 7 Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ – CP quy định ” Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.” Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ – CP quy định các trường hợp miễn lệ phí môn bài:

Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:

  1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
  2. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  3. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
  4. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
  5. Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).
  6. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
  7. Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.”

Như vậy, đối với trường hợp mở tiệm rửa xe với doanh thu trên 100 triệu/ năm sẽ không được miễn lệ phí môn bài mà sẽ phải đóng 300.000 đồng lệ phí môn bài theo quy định tại điểm c) Khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP.

Có thể bạn quan tâm: Mô hình rửa xe lưu động – Hướng đi mới trong ngành rửa xe!

Trên đây là những thông tin giải đáp về kinh doanh rửa xe có phải đóng thuế không, hi vọng sẽ hữu ích cho các nhà đầu tư để việc kinh doanh được suông sẻ và thuận lợi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *