[Giải đáp chi tiết] Bảo dưỡng xe ô tô hết bao nhiêu tiền?

Tóm Tắt Bài Viết

Bảo dưỡng xe ô tô hết bao nhiêu tiền là một trong những vấn đề được đông đảo anh em cánh tài xế quan tâm. Việc nắm bắt chi phí bảo dưỡng xe hơi sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất trong những trường hợp đặt thù. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này, hãy cùng Tearu tìm hiểu ở thông tin bên dưới.

Bảo dưỡng xe ô tô hết bao nhiêu tiền?

Bảo dưỡng xe ô tô hết bao nhiêu tiền?
Bảo dưỡng xe ô tô hết bao nhiêu tiền?

Chi phí bảo dưỡng xe ô tô phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Bảng giá bảo dưỡng & thay thế phụ tùng riêng của từng hãng xe, cấp độ bảo dưỡng, tình trạng xe, dòng xe, loại xe…Tuy nhiên, nhìn chung giá bảo dưỡng xe của các dòng xe ô tô thông thường dao động trong khoảng:

  1. Chi phí bảo dưỡng cấp 1 tầm 800.000 – 1.500.000 đồng
  2. Chi phí bảo dưỡng cấp 2 tầm 1.200.000 – 2.500.000 đồng
  3. Chi phí bảo dưỡng cấp 3 tầm 2.000.000 – 4.000.000 đồng
  4. Chi phí bảo dưỡng cấp 4 tầm 6.000.000 – 10.000.000 đồng

Mức giá thay thế phụ tùng thấp nhất là khoảng từ hơn 200.000 đồng/xe đi 1000 km và cao nhất khoảng hơn 700.000 đồng/xe đi 20.000km. Trong khi đó, giá công bảo dưỡng thấp nhất vào khoảng từ 150.000 đồng và giá cao nhất khoảng 600.000 đồng.

Như vậy, tổng chi phí cho 2 hạng mục cố định này rơi vào khoảng từ 500.000 đến hơn 1.3 triệu đồng. Mức giá này tại mỗi trung tâm bảo dưỡng và tại các hãng sẽ có quy định khác nhau.

Ngoài ra, trong quá trình bảo dưỡng các chi phí thay mới vật tư sẽ được bàn bạc giữa chủ xe và trung tâm bảo dưỡng. Tại mỗi trung tâm bảo dưỡng và các hãng xe mức giá phụ tùng cụ thể cho khách hàng.

Quy trình bảo dưỡng từng bộ phận trên xe ô tô

Ngoài ra, tùy từng bộ phận mà quá trình bảo dưỡng cũng khác nhau. Bạn có thể xem chi tiết cách thức thực hiện qua nội dung sau. Đây là các bước bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp tại một số garage hiện nay:

Bảo dưỡng điều hòa xe hơi

Bảo dưỡng điều hòa xe hơi
Bảo dưỡng điều hòa xe hơi

Điều hòa là bộ phận quan trọng của xe hơi, giúp mọi người mát mẻ hoặc ấm áp hơn khi di chuyển ngoài trời. Nếu điều hòa bị hỏng sẽ khiến mọi người cảm thấy khó chịu khi ngồi không gian bí bức.

Đặc biệt, nếu điều hòa bị hỏng mà đóng kín cửa có thể gây tình trạng tử vong do thiếu oxy. Vậy nên bạn hãy chú ý và nhắc nhở đội ngũ kiểm tra, bảo dưỡng bộ phận này. 

Cụ thể quy trình bảo dưỡng ô tô cho bộ phận điều hòa như sau:

  • Kiểm tra hệ thống điều hòa như dàn nóng lạnh, lỗ thoát nước, lốc, phin lọc, khí nén…
  • Kiểm tra và vệ sinh lọc gió điều hòa
  • Sử dụng các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra độ ổn định của giàn lạnh (nếu bị hỏng cần thay thế)
  • Vệ sinh, bảo dưỡng và sửa chữa các bộ phận
  • Lắp đặt và kiểm tra trước khi sử dụng

>>> Mẹo hay: Cách làm mát ô tô khi điều hoà bị hỏng hiệu quả bất ngờ

Bảo dưỡng gầm xe

Bảo dưỡng gầm xe
Bảo dưỡng gầm xe

Gầm xe thường xuyên chịu tác động từ môi trường bên ngoài nên cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng. Việc làm này sẽ giúp mang lại sự thoải mái, an toàn cho người dùng. Đặc biệt nếu thấy các tình trạng như âm thanh lạ, có nước rò rỉ thì cần thực hiện bảo dưỡng ngay. Quy trình bảo dưỡng gầm xe tại một số gara như sau:

  • Tiếp nhận và kiểm tra sơ bộ vị trí gầm xe xem các tình trạng đang gặp phải 
  • Đánh giá tình hình và đưa ra phương án xử lý kịp thời cho khách hàng
  • Báo giá dịch vụ và sau khi khách hàng duyệt sẽ tiến hành thực hiện
  • Thực hiện bảo dưỡng theo các hạng mục và báo giá đã tư vấn trước đó 
  • Hoàn thiện và bàn giao xe
  • Hỗ trợ kiểm tra, bảo dưỡng

Giải Đáp: Rửa gầm xe khi nào cần thiết?

Bảo dưỡng hệ thống lái, máy phát điện trên ô tô

Bảo dưỡng hệ thống lái
Bảo dưỡng hệ thống lái

Quy trình bảo dưỡng ô tô không thể thiếu hệ thống lái, máy phát điện ô tô. Chúng có nhiệm vụ quan trọng giúp người dùng điều khiển hướng đi của ô tô an toàn, chính xác.

Hệ thống lái giúp người dùng điều khiển hướng di chuyển của xe. Đặc biệt khi di chuyển trên quãng đường đông đúc cần có hệ thống lái tốt để không xảy ra va chạm.

Máy phát điện có tác dụng chính trong việc giúp sạc ắc quy và cung cấp nguồn điện cho các thiết bị sử dụng. Tuy nhiên, sau thời gian dài chúng có thể bị hư hỏng và không thể cấp điện nên cần thực hiện bảo dưỡng thường xuyên.

Khi mang xe đến gara, đội ngũ thợ sẽ kiểm tra hệ thống lái, máy phát điện trong các bước bảo dưỡng tổng thể. Vậy nên bạn có thể yên tâm khi giao xe cho garage.

Bảo dưỡng bộ phận ắc quy

Bảo dưỡng bộ phận ắc quy
Bảo dưỡng bộ phận ắc quy

Ắc quy là bộ phận quan trọng giúp xe có thể hoạt động bình thường. Sau một thời gian di chuyển sẽ cần thay ắc quy để đảm bảo xe di chuyển tốt. Nếu bạn đang sử dụng xe ô tô cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng bộ phận này.

Dưới đây là một số lưu ý khi bảo dưỡng ắc quy, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích.

  • Giữ ắc quy ở nhiệt độ an toàn, không quá nóng
  • Chú ý châm thêm nước khi dung dịch thấp dưới mức quy định
  • Thường xuyên chú ý mức điện áp
  • Kiểm tra các dây điện nối vào bình
  • Giữ ắc quy sạch sẽ, không để bụi bẩn bám vào

Bảo dưỡng ghế ô tô

Tẩy các vết ố bẩn, làm sạch bằng dung dịch chuyên dụng
Tẩy các vết ố bẩn, làm sạch bằng dung dịch chuyên dụng

Để vệ sinh ghế da ô tô không quá khó nhưng cần chú ý lựa chọn dung dịch làm sạch phù hợp. Nếu để ghế da quá bẩn sẽ khiến mùi hôi, ẩm mốc, vết bẩn ngấm sâu bên trong. Khi di chuyển trên xe có mùi rất dễ khiến người ngồi cảm thấy nôn nao, mệt mỏi. Vậy nên tốt nhất bạn hãy yêu cầu đội ngũ thợ thực hiện vệ sinh bộ phận này thật kỹ.

Bạn có thể tham khảo quy trình bảo dưỡng ô tô bộ phận ghế da dưới đây để hiểu rõ hơn khi thực hiện:

  • Kiểm tra bề mặt ghế để phát hiện có vật cứng hay lỗ thủng
  • Dùng máy hút bụi để làm sạch bụi bẩn sâu bên trong xe, khe ghế
  • Chọn chất tẩy rửa phù hợp, có độ pH bé hơn so với chất liệu da
  • Dùng khăn mềm thấm lên chất tẩy rửa và lau nhẹ nhàng bề mặt
  • Sử dụng thêm chất dưỡng để bảo vệ bề mặt

>>> Thông tin hữu ích: Cách Tẩy Mực Bút Bi Trên Ghế Da Ô Tô an toàn tại nhà

Bảo dưỡng bộ phận giảm xóc, lốp xe

Bảo dưỡng bộ phận giảm xóc, lốp xe
Bảo dưỡng bộ phận giảm xóc, lốp xe

Để đảm bảo quá trình sử dụng xe êm ái, thoải mái bạn cần thường xuyên kiểm tra bộ phận giảm xóc, lốp xe. Nhất là quá trình di chuyển qua đoạn đường xóc thì giảm xóc có vai trò rất quan trọng. 

Giảm xóc giúp người ngồi cảm thấy thoải mái, vừa giúp bảo vệ các bộ phận của xe. Quá trình sử dụng xe ô tô nên chú ý bảo dưỡng thường xuyên bộ phận này

  • Kiểm tra bộ giảm xóc có bị chảy dầu hay không
  • Rửa sạch hốc bánh và bộ phận giảm xóc trong khi rửa xe
  • Bơm lốp đúng tiêu chuẩn phù hợp với trọng tải xe
  • Thay lốp sau khi di chuyển được 50.000 km để tránh tình trạng bị mòn
  • Tránh chở quá số cân quy định

Bảo dưỡng kim phun điện tử

Bảo dưỡng kim phun điện tử
Bảo dưỡng kim phun điện tử

Súc rửa kim phun điện tử bằng dung dịch chuyên dung sau 15.000 km để đảm bảo phù hợp với động cơ xe. Quá trình này cần được thực hiện thường xuyên để quá trình phun xăng hiệu quả tốt. 

Nếu không thực hiện bảo dưỡng thường xuyên sẽ khiến kim phun bị xuống cấp, gây tắc nghẽn, tốn nhiên liệu xe và không đạt đủ công suất sử dụng.

Quá trình thay dầu

Thay dầu động cơ định kỳ
Thay dầu động cơ định kỳ

Để đảm bảo quá trình sử dụng xe ô tô hoạt động trơn tru cần chú ý thay đầu thường xuyên. Tùy từng cấp độ mà việc thay dầu có thể khác nhau, khi mang xe đến garage nhân viên kỹ thuật sẽ kiểm tra và thay dầu nếu đã đến hạn thay.

Quá trình này cần thực hiện để tránh những bộ phận khác trên xe bị ảnh hưởng như:

  • Khả năng ma sát giảm, động cơ sẽ phát ra tiếng động mạnh trong quá trình di chuyển và khiến công suất vận hành hao hụt
  • Cặn bẩn bám vào có thể gây mài mòn động cơ
  • Xả ra khí thải độc hại ra môi trường do dầu cũ dễ bị đốt cháy

Vậy nên thường xuyên kiểm tra và thay dầu nhớt ô tô thường xuyên vừa đảm bảo quá trình sử dụng xe bền lâu, vừa đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Nên thực hiện bảo dưỡng ô tô ở đâu?

Nên lựa chọn cơ sở uy tín
Nên lựa chọn cơ sở uy tín

Nếu xe bạn cần phải thay thế phụ tùng, bạn có thể cân nhắc đến việc mua các phụ tùng cũ đã qua sử dụng. Để thực hiện việc này, bạn cần phải xác định mức giá chi phí và bảo dưỡng xe và các loại phụ tùng bạn cần thay thế.

Để đảm bảo chất lượng linh kiện phụ tùng vẫn ổn định và sử dụng tốt, bạn có thể mua hoặc trao đổi tại các điểm bán phụ tùng cũ với mức giá cực kỳ hợp lý so với mua mới.

Hoặc nếu bạn có người thân thiết hiểu biết nhiều về xe ô tô thì bạn nên dẫn họ theo để có thể kiểm tra sơ bộ lại. Với nhiều chủ xe, việc đảm bảo chí phú bảo dưỡng xe ô tô ở mức hợp lý lại là một bài toán không dễ. Tuy nhiên, nếu được trang bị đầy đủ kiến thức, bạn cũng có thể giúp xế yêu được chăm sóc trọn vẹn mà không quá tốn kém.

Để thực hiện bảo dưỡng xe ô tô, bạn có thể đưa xe đến những trung tâm xử lý, sửa chữa xe chính hãng hoặc thực hiện các garage. Mỗi hình thức sẽ có những ưu nhược điểm riêng.

  1. Thực hiện tại trung tâm xử lý, sửa chữa chính hãng: Đảm bảo chất lượng tốt, phụ kiện thay thế chính hãng nhưng chi phí tại đây thường sẽ cao hơn bên ngoài và sẽ phải chờ đợi khi bảo dưỡng, sửa chữa
  2. Thực hiện tại các garage bên ngoài: Thời gian thực hiện nhanh chóng, chi phí thực hiện rẻ hơn. Một số garage uy tín, chất lượng có đội ngũ thợ kỹ thuật tay nghề cao, dây chuyền máy móc hiện đại sẽ hỗ trợ quá trình thực hiện tốt nhất.

Trên đây là những thông tin chi tiết về vấn đề bảo dưỡng xe ô tô hết bao nhiêu tiền. Nếu cần hỗ trợ hoặc tư vấn gì thêm, hãy để lại comment bên dưới bài viết hoặc liên hệ Tearu qua số: 0982 690 096 (miền Bắc) – 0905 007 066 (miền Trung) – 0983 690 096 (miền Nam).

Tư vấn nhanh: Tại sao xe ô tô nên được bảo dưỡng ở đại lý chính hãng?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *