Top 8 bộ phận trên xe ô tô bị cấm độ, cải tạo hiện nay

Có khá nhiều quy định về việc độ xe, đặc biệt tài xế cần chú tâm đến những bộ phận trên xe ô tô bị cấm độ, cải tạo. Bởi việc cải tạo những bộ phận như hệ thống lái, hệ thống treo hay tăng chiều dài…cũng có thể khiến chiếc xe mất đi sự an toàn và vi phạm pháp luật theo quy định được ban hành. Để hiểu rõ những bộ phận nào bị cấm độ, cải tạo bạn có thể theo dõi ngay nội dung sau.

Tìm hiểu những bộ phận trên xe ô tô bị cấm độ hoặc cải tạo

Top những bộ phận trên xe ô tô bị cấm độ, cải tạo hiện nay
Top những bộ phận trên xe ô tô bị cấm độ, cải tạo hiện nay

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 55, Luật Giao thông đường bộ năm 2008: Các xe không được tự ý thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống không đúng với thiết kế ban đầu của nhà chế tạo hay bản thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bởi độ xe, cải tạo xe có thể không đảm bảo an toàn khi di chuyển, cũng như tác động đến chất lượng khí thải.

Theo Phòng kiểm định xe cơ giới Cục Đăng kiểm Việt Nam, việc cải tạo lại ô tô phải phù hợp theo tiêu chuẩn kỹ thuật của phương tiện để đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. 

Các chi tiết hạng mục trên ô tô bị cấm cải tạo hay thay đổi bổ sung/tháo ra so với thiết kế ban đầu của nhà sản xuất bao gồm:

  1. Không được cải tạo hệ thống treo
  2. Không được cải tạo hệ thống phanh (trừ trường hợp phương tiện sát hạch được phép lắp thêm thanh phụ, được cải tạo xe để cung cấp năng lượng phanh của rơ moóc); 
  3. Không được cải tạo hệ thống lái; 
  4. Không được phép tăng kích thước khoang chở đồ đạc, hành lý;
  5. Không thay đổi kích cỡ lốp, số trục và vết bánh xe;
  6. Không được đổi khoảng cách giữa trục của xe cơ giới (trừ trường hợp cải tại thành phương tiện chuyên dùng, đầu kéo)
  7. Không được làm tăng chiều dài toàn bộ của ô tô
  8. Không tăng kích thước lòng thùng xe của xe tải, thể tích xi téc

Về quy định giới hạn số lần cải tạo, trong suốt vòng đời phương tiện, mỗi xe cơ giới chỉ được phép cải tạo, thay đổi 1 trong 2 tổng thành chính: Động cơ hoặc khung. Chủ xe không được phép thay đổi quá 3 hệ thống trong các tổng thành: Buồng lái, thân/ thùng xe/ khoang chở khách; hệ thống truyền lực; bộ chuyển động; treo; phanh; lái; nhiên liệu. Và lưu ý không được dùng các hệ thống, tổng thành đã qua sử dụng trong việc cải tạo ô tô.

Về loại xe cải tạo, Phòng Kiểm định xe cơ giới không cho phép thay đổi công năng của các loại xe đã được đưa vào sử dụng trên 15 năm (tình từ thời gian sản xuất); không được cải tạo xe cơ giới chuyên dùng nhập khẩu thành xe cơ giới loại khác trong thời gian 5 năm (tính từ năm xe được cấp biển số lần đầu), thay đổi xe đông xe đông lạnh nhập khẩu thành xe loại khác trong thời gian 3 năm; không được thay đổi xe cơ giới loại khác thành phương tiện chở người và ngược lại (trừ trường hợp xe chở người 16 chỗ trở xuống được cải tạo thành xe chuyên dùng.

Về việc người mua ô tô con cũ về để độ xe, cải tạo thêm kết cấu, sơn sửa màu thành các mẫu xe sang, đại diện Phòng Kiểm định xe cơ giới thông tin: Các trường hợp phương tiện cố tình cải tạo mà không có thiết kế cải tạo được duyệt (trừ các trường hợp thay đổi đơn giản được mẫu thiết kế) đều không được cấp chứng nhận cải tạo, đăng kiểm xe để tham gia giao thông hợp lệ. Như vậy, lúc này người dùng buộc phải khôi phục phương tiện về nguyên trạng ban đầu để cấp giấy phép lưu thông.

Mức phạt cho hành vi tự thay đổi kết cấu xe ô tô

Mức phạt cho hành vi tự thay đổi kết cấu xe ô tô
Mức phạt cho hành vi tự thay đổi kết cấu xe ô tô

Mức phạt với việc vi phạm độ xe, cải tạo xe được quy định trong Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP( sửa đổi theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP):

Phạt tiền từ 2.000.000 – 4.000.000 VNĐ với các cá nhân và 4.000.000 – 8.000.000 VNĐ với tổ chức là chủ ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại phương tiện tương tự như ô tô vi phạm: Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy và đưa xe đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định vào lưu thông.

Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ với các cá nhân và 12.000.000 – 16.000.000 VNĐ với tổ chức là chủ ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại phương tiện tương tự ô tô vi phạm.

  • Tự ý cải tạo các bộ phận xe ô tô cấm cải tạo: Tổng thành máy, hệ thống phanh, hệ thống truyền động/truyền lực) hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dạng, kích thước phương tiện khác với thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được đơn vị có thẩm quyền phê duyệt; tự ý cải tạo các công năng của xe hoặc lắp thêm cơ cấu nâng hạ thùng xe, nâng hạ container (rơ mooc và sơ mi rơ moóc) trên xe.
  • Tự ý cải tạo các ô tô khác 

Xem thêm:

Hạn chế của việc cải tạo các bộ phận trên xe

Hạn chế của việc cải tạo các bộ phận trên xe
Hạn chế của việc cải tạo các bộ phận trên xe

Việc cải tạo các bộ phận trên xe, mặc dù mang lại nhiều lợi ích như cải thiện hiệu suất thẩm mỹ và tiện nghi, cũng có nhiều hạn chế rủi ro mà người sử dụng cần cân nhắc. Dưới đây là một số hạn chế chính:

  1. Vấn đề pháp lý: Ở nhiều quốc gia , việc thay đổi hoặc cải tạo bộ phận trên xe có thể bị hạn chế hoặc cần phải có giấy phép. Những thay đổi không hợp pháp có thể dẫn đến việc bị phạt, tịch thu phương tiện hoặc bị từ chối bảo hiểm.
  2. An toàn: Việc thay đổi các bộ phận không đúng có thể làm giảm tính an toàn của xe. Ví dụ, cải tạo hệ thống phanh, hệ thống lái hoặc hệ thống treo không đúng tiêu chuẩn có thể gây ra tai nạn.
  3. Độ bền và tin cậy: Các bộ phận cải tạo không phải lúc nào cũng có độ bên và tin cậy như các bộ phận gốc. Điều này có thể dẫn đến hỏng hóc sớm và tốn kém chi phí sửa chữa.
  4. Bảo hành: Việc cải tạo xe có thể làm mất hiệu lực bảo hành của nhà sản xuất. Nhiều nhà sản xuất sẽ từ chối bảo hành nếu xe đã bị thay đổi so với thiết kế ban đầu.
  5. Giá trị bán lại: Xe đã qua cải tạo thường khó bán lại hơn và có thể bị giảm giá trị so với xe nguyên bản. Người mua tiềm năng có thể lo ngại về chất lượng và an toàn của xe đã qua cải tạo.
  6. Chi phí: Việc cải tạo xe thường rất tốn kém, bao gồm cả chi phí mua các bộ phận mới, công sửa chữa và lắp đặt. Ngoài ra, các bộ phận cải tạo thường đòi hỏi bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên hơn.
  7. Tiêu hao nhiên liệu: Một số cải tạo có thể làm tăng mức tiêu hao nhiên liệu của xe. Ví dụ, cải tạo động cơ để tăng công suất có thể dẫn đến việc tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn.
  8. Ảnh hưởng đến môi trường: Việc thay đổi động cơ hoặc các hệ thống liên quan có thể làm tăng lượng khí thải và ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Những hạn chế này đòi hỏi người sử dụng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định cải tạo xe và nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hoặc thợ sửa xe chuyên nghiệp để đảm bảo các thay đổi được thực hiện an toàn và hợp pháp.

Hy vọng, qua bài viết về những bộ phận trên xe ô tô bị cấm độ, cải tạo hiện nay sẽ giúp quý vị rút ra được những kinh nghiệm sâu sắc cho bản thân, đặc biệt với những người có ý định độ xe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *