Cách đọc thông số áp suất lốp ô tô (hướng dẫn chuẩn)

Tóm Tắt Bài Viết

Là người điều khiển xe ô tô thì việc nắm rõ cách đọc thông số áp suất ô tô rất quan trọng. Không chỉ đảm bảo cho xe có thể hoạt động ổn định, hạn chế sự cố phát sinh như nổ lốp hay lốp xẹp khi di chuyển mà còn mang lại sự an toàn cho chính người sử dụng xe.

Cách đọc thông số áp suất lốp ô tô chính xác nhất

Cách đọc thông số áp suất lốp ô tô chính xác nhất
Cách đọc thông số áp suất lốp ô tô chính xác nhất

Mỗi dòng xe sẽ sử dụng loại lốp khác nhau, với những thông số chuyên biệt để phù hợp với khả năng vận hành, vậy nên cách đọc thông số áp suất ô tô cũng khác nhau. Dưới đây là các cách đọc thông số áp suất ô tô chỉ mang tính tham khảo để bạn có thể dễ dàng hình dung hơn.

Đọc mức áp suất mà nhà sản xuất khuyến nghị

Bước đầu tiên trước khi kiểm tra áp suất lốp xe ô tô thì bạn cần đọc và hiểu những chỉ số mà nhà sản xuất đưa ra. Mỗi hãng xe sẽ có một tiêu chuẩn khuyến nghị riêng.

Bạn có thể xem hướng dẫn sử dụng về thông số PSI (đơn vị đo áp suất) thích hợp với loại lốp mà mình đang sử dụng để biết thêm chi tiết. Đương nhiên bạn cũng cần dùng đồng hồ đo áp suất lốp ô tô chuyên dụng để làm việc này.

Kiểm tra chỉ số áp suất trên thành lốp xe

Việc nắm thông tin chi tiết trên lốp xe cực kỳ quan trọng
Việc nắm thông tin chi tiết trên lốp xe cực kỳ quan trọng

Từng chỉ số được in trên thành lốp xe sẽ có ý nghĩa riêng trước khi tiến hành đo. Dù không phải đa số xe nào cũng có những chỉ số giống nhau nhưng đa số lốp xe đều in những ký hiệu chung như:

  1. Tên nhà sản xuất và tên hãng lốp: Trên lốp gồm các chữ cái, ký hiệu tên lốp và tên nhà sản xuất được in trên bánh xe.
  2. Chỉ số miêu tả dịch vụ 

Các ký hiệu thường được in bên hông lốp với những ý nghĩa sau:

_ P : Lốp xe dành cho xe con (Passenger vehicle)

_ LT : Lốp xe cho xe tải nhẹ (Light Truck)

_ ST : Loại lốp dành cho những xe đầu kéo đặc biệt có trọng tải lớn (Special Trailer)

_ T : Lốp xe thay thế tạm thời dùng cho những trường hợp khẩn cấp (Temporary)

_ C : Lốp xe của xe chở hàng thương mại và các xe tải nặng

Theo đó, cách đọc thông số áp suất lốp ô tô như sau:

  • P235 : Lốp dành cho xe chở hành khách có độ rộng lốp là 235mm
  • 60 : Tỉ số thành lốp (giữa độ cao so với độ rộng bề mặt)
  • R : Cấu trúc lốp (Radial)
  • 17 : Đường kính vành
  • Chiều rộng và biên dạng lốp

Trong đó, thông tin về chiều rộng và biên dạng lốp được hiểu theo quy chuẩn sau:

Chiều rộng là loạt chữ và số in đặc điểm dịch vụ, có một dấu gạch chéo ở giữa. Trong đó, ba số đầu tiên là chiều rộng lốp (đơn vị tính là mm), ngưỡng tiêu chuẩn của giá trị này nằm trong khoảng 155 đến 315.

Biên dạng lốp là hai số tiếp theo sau đó, được in phía sau gạch chéo. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ phần trăm giữa chiều cao hông lốp so với chiều rộng mặt lốp.

  • Chỉ số đo lường tải trọng tối đa cho phép (MAX LOAD)

Đây là một trong số những chỉ số áp suất lốp ô tô quan trọng trong vận hành xe. Chỉ số trọng tải tối đa này cho biết khả năng tải mà lốp xe chịu được là bao nhiêu. Khi giá trị ngày càng lớn, mức tải của lốp sẽ càng cao.

Một số lưu ý cần biết, tuyệt đối không thay lốp nguyên bản bằng loại lốp có chỉ số tải trọng tối đa cho phép thấp hơn thông số này, người dùng chỉ được dùng lốp có thông số bằng hoặc cao hơn.

Các bước đọc thông số áp suất ô tô

Đọc thông số áp suất lốp xe ô tô cần chuẩn xác
Đọc thông số áp suất lốp xe ô tô cần chuẩn xác
  • Bước 1: Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết như đồng hồ đo áp suất lốp, bút và giấy, máy bơm khí. Sử dụng đầy đủ dụng cụ giúp việc đo thông số áp suất ô tô được thực hiện nhanh chóng.
  • Bước 2: Kiểm tra áp suất khi lốp xe đã nguội, thông thường có thể kiểm tra sau khi xe dừng hoạt động ít nhất 3 giờ.
  • Bước 4: Ghi lại chính xác chỉ số PSI của xe để phục vụ kiểm tra
  • Bước 6: Bơm lại lốp theo mức PSI đã được ghi lại trước đó

Tìm hiểu: Các bước kiểm tra áp suất lốp xe an toàn và dễ làm – Xem ngay!

Tham khảo hệ quy đổi đơn vị đo áp suất chuẩn

Bạn cần nắm hệ quy đổi đơn vị đo áp suất
Bạn cần nắm hệ quy đổi đơn vị đo áp suất

Theo “hệ mét”

  • 1 bar = 0.1 Mpa (megapascal)
  • 1 bar = 1.02 kgf/cm2
  • 1 bar = 100 kPa (kilopascal)
  • 1 bar = 1000 hPa (hectopascal) 
  • 1 bar = 1000 mbar (milibar)
  • 1 bar = 10197.16 kgf/m2
  • 1 bar = 100000 Pa (pascal)

Theo “áp suất” lốp

  • 1 bar = 0.99 atm (physical atmosphere)
  • 1 bar = 1.02 technical atmosphere

Theo “hệ thống cân thường”

  • 1 bar = 0.0145 Ksi (Kilopound lực trên inch vuông)
  • 1 bar = 14.5 Psi (pound lực trên inch vuông)
  • 1 bar = 2088.5 (pound per square foot)

Theo “cột nước”

  • 1 bar = 10.19 mét nước (mH2O)
  • 1 bar = 401.5 inc nước (inH2O)
  • 1 bar = 1019.7 cm nước (cmH2O)

Theo “thủy ngân”

  • 1 bar = 29.5 inHg (inch of mercury)
  • 1 bar = 75 cmHg (centimeters of mercury)
  • 1 bar = 750 mmHg (millimeters of mercury)
  • 1 bar = 750 Torr

Khi nào cần đọc thông số áp suất lốp ô tô?

Khi cần đo áp suất lốp thì bạn cần đọc thông số áp suất lốp
Khi cần đo áp suất lốp thì bạn cần đọc thông số áp suất lốp

Trong quá trình sử dụng xe, nếu phát hiện lốp có những dấu hiệu sau đây thì cần kiểm tra áp suất ô tô ngay:

  1. Lốp xe căng quá sẽ làm cho bánh 10 xe mau mòn dễ gây tình trạng nổ lốp
  2. Lốp xe quá mềm sẽ khiến việc điều khiển xe khó khăn, cảm giác xe bị lún.
  3. Trên thực tế, có khoảng 30% các xe ô tô có ít nhất một lốp bị mềm khi áp suất trên 8 PSI
  4. Lốp xe cũng có nguy cơ bị thoát khí tự nhiên theo thời gian hoặc đột ngột khi xe chạy qua ổ gà hay cán phải những vật cản trên đường đi
  5. Nếu bạn chạy xe thường xuyên, cần kiểm tra áp suất lốp ô tô mỗi tháng 1 lần

Mong rằng qua bài viết này bạn có thể hiểu hơn về cách đọc thông số áp suất lốp ô tô, nếu còn bất cứ thắc mắc nào thêm hãy liên hệ ngay cho TEARU để được tư vấn cụ thể hơn bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *