Tóm Tắt Bài Viết
Cần gạt nước ô tô có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn khi lái xe, đặc biệt trong các điều kiện thời tiết xấu. Khi di chuyển trong mưa hoặc sương mù, cần gạt nước giúp đảm bảo kính luôn sạch và không bị cản trở bởi nước hoặc các vết bẩn, từ đó tăng độ an toàn khi lái xe. Tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ xảy ra sự cố cần gạt mưa hoạt động không chịu dừng.
Cách xử lý khi cần gạt mưa của xe hoạt động không chịu dừng
Cần gạt nước ô tô là bộ phận rất quan trọng, trong trường hợp công tắc điều khiển bị hỏng thì mạch mô tơ gạt mưa có thể không nhận được tín hiệu để ngừng hoạt động.
Cấu tạo cần gạt nước ô tô gồm các bộ phận: Cần gạt chính, thanh gạt, lưỡi gạt cao su. Bộ phận này có nhiệm vụ loại bỏ nước và bụi bẩn ra khỏi kính chắn gió, giúp người lái có một tầm nhìn tốt hơn khi điều khiển xe.
Không chỉ vậy cần gạt nước còn có tác dụng làm sạch các chất bẩn bất ngờ văng vào kính lái như bụi, cát, phân chim…Tài xế có thể dễ dàng sử dụng chức năng xịt nước rửa kính và dùng cần gạt để làm sạch tạm thời. Tuy nhiên, sau một thời gian dài hoạt động, cần gạt nước dễ bị xuống cấp và hư hỏng.
Vì sao cần gạt mưa hoạt động không chịu dừng?
Trong một số trường hợp nhất định, công tắc điều khiển cần gạt nước của xe có thể bị hỏng. Do đó, mạch mô tơ gạt mưa của xe có thể không nhận được tín hiệu để ngừng hoạt động. Khi xảy ra trường hợp như vậy, việc thay thế công tắc đa chức năng có thể sẽ cần thiết. Giá của bộ công tắc này dao động từ 300.000 – 1.000.000 đồng
Bên cạnh công tắc bị hỏng, rơ le của cần gạt nước mưa cũng có thể bị kẹt khiến nguồn điện tiếp tục được cấp cho mạch mô tơ gạt mưa, khiến cần gạt mưa hoạt động không dừng. Tình trạng này có thể được khắc phục hoàn toàn bằng cách lắp đặt rơ le mạch gạt nước mưa mới. Giá rơ le gạt mưa khá rẻ, chỉ vài chục nghìn đồng.
Ngoài ra, hầu hết các chức năng liên quan đến gạt mưa đều được điều khiển bởi một môđun thông minh. Mặc dù những môđun này hiếm khi bị lỗi nhưng vẫn có xác suất xảy ra. Nếu gặp trường hợp này, cần gạt mưa sẽ chạy liên tục không ngừng.
Cách xử lý khi cần gạt mưa không chịu dừng
Nếu cần gạt mưa của xe không chịu dừng, người dùng cần phải xử lý vấn đề này ngay lập tức để tránh làm hỏng cần gạt mưa và kính chắn gió của xe.
Để khắc phục sự cố tạm thời, việc cần làm là tháo cầu chì hoặc rơ le gạt mưa. Người dùng có thể tìm thông tin chi tiết vị trí của cầu chì hoặc rơ le cần tháo ở mặt dưới của hầu hết các nắp hộp cầu chì ô tô. Về lý thuyết, điều này sẽ làm ngắt toàn bộ nguồn điện từ mạch gạt nước kính chắn gió, do đó có thể loại bỏ mọi khả năng hoạt động.
Cách thứ hai là tắt xe và ngắt kết nối cực âm của ắc quy. Sau 15 phút, người dùng có thể nối lại cáp cực âm của ắc quy và khởi động lại. Điều này sẽ khắc phục được vấn đề liên quan đến mô đun điều khiển gạt mưa.
Nếu người dùng không tự tin xử lý hoặc không có thời gian, hãy đưa xe đến gara ô tô tin cậy để sửa chữa ngay. Bởi nếu cần gạt mưa hoạt động liên tục trên kính chắn gió khô sẽ gây ra ồn ào và ảnh hưởng đến sự tập trung khi lái xe. Hơn nữa, nếu không khắc phục kịp thời, những hư hỏng trên bề mặt kính chắn gió của xe có thể khiến chủ xe tốn thêm nhiều chi phí.
Thông tin hữu ích: Đầu Phun Nước Rửa Kính Bị Tắc – Nguyên nhân & Cách xử lý
Cách bảo quản cần gạt mưa của xe được hoạt động tốt nhất
Để cần gạt mưa hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ, bạn nên thực hiện bảo dưỡng thường xuyên theo các bước sau
1. Kiểm tra định kỳ
Kiểm tra lưỡi gạt mưa (cao su) để phát hiện các dấu hiệu mòn, rách, cứng hoặc nứt.
Xem xét cần gạt có bị cong hoặc lệch làm giảm khả năng gạt sạch nước không.
2. Làm sạch lưỡi gạt và kính chắn gió
Dùng khăn mềm thấm nước ấm pha xà phòng nhẹ để lau sạch lưỡi gạt, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ hoặc bùn đất.
Làm sạch kính chắn gió bằng dung dịch rửa kính để đảm bảo bề mặt kính trơn nhẵn và không gây ma sát mạnh.
3. Kiểm tra và bổ sung nước rửa kính
Đảm bảo bình chứa nước rửa kính luôn đầy và sử dụng dung dịch rửa kính chuyên dụng để tăng hiệu quả làm sạch.
4. Sử dụng cần gạt đúng cách
Không bật cần gạt khi kính chắn gió còn khô, vì điều này dễ làm lưỡi gạt bị mài mòn nhanh hơn.
Hạn chế sử dụng khi có nhiều bụi bẩn hoặc bùn đất khô trên kính để tránh làm xước kính.
5. Bảo vệ cần gạt khi không sử dụng
Tránh để xe ngoài trời nắng gắt trong thời gian dài, vì nhiệt độ cao làm cao su của lưỡi gạt bị cứng và giảm tuổi thọ.
Nếu cần gạt không sử dụng lâu ngày, bạn có thể nhấc cần gạt lên khỏi kính để giảm áp lực và ngăn chặn cao su dính vào kính.
6. Thay thế định kỳ
Thay lưỡi gạt mưa sau 6-12 tháng sử dụng hoặc sớm hơn nếu lưỡi bị hư hỏng, không gạt sạch nước.
Chọn lưỡi gạt chất lượng cao và phù hợp với loại xe của bạn.
7. Kiểm tra hoạt động của cơ chế gạt mưa
Đảm bảo cơ chế cần gạt hoạt động trơn tru, không phát ra tiếng ồn hoặc rung lắc. Nếu phát hiện vấn đề, cần kiểm tra và bôi trơn hoặc sửa chữa các khớp nối.
Thực hiện bảo dưỡng đúng cách sẽ giúp cần gạt mưa hoạt động ổn định, đảm bảo tầm nhìn tốt và tăng độ an toàn khi lái xe trong mọi điều kiện thời tiết.
Trên là cách xử lý khi cần gạt mưa của xe hoạt động không chịu dừng, nếu cần chúng tôi tư vấn thêm thông tin gì về bảo dưỡng xe ô tô xin vui lòng liên hệ ngay nhé.