Không ít những nội dung rao bán, hỗ trợ thi giấy phép lái xe một cách tràn lan, Cục Cảnh sát Giao thông cảnh báo về thông tin quảng cáo mua bán giấy phép lái xe. Hành vi này tùy vào tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật, cụ thể được giải đáp trong nội dung sau.
Cảnh báo về thông tin quảng cáo mua bán giấy phép lái xe trên mạng
Nhiều tài khoản đăng tải thông tin làm giấy phép sai quy định
Dạo một vòng tài khoản mạng xã hội Facebook, Zalo, Web có thể thấy ngay những thông tin đăng tải với nội dung: Nhận làm giấy phép lái xe tất cả các hạng A1, A2, A3, B1, B2, C, D, E, F, FC. Với lời quảng cáo là “Có người thi hộ, không cần có mặt trong phần thi lý thuyết và thực hành. Gửi hồ sơ và giấy phép lái xe về tận nhà từ 7-10 ngày”.
Hàng loạt fanpage Facebook giả mạo các trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe được lập ra, nhưng thay vì để tuyển sinh đào tạo bằng lái, thì các fanpage này lại cung cấp dịch vụ làm bằng xe giả.
Với lời cam kết: “Khách hàng chỉ cần gửi ảnh thẻ, ảnh chụp căn cước công dân, số điện thoại và địa chỉ…sau đó chờ từ 5-7 ngày, bằng lái xe với thông tin do khách hàng cung cấp sẽ được gửi về tận nhà. Khách hàng có thể nhận bằng, kiểm tra thông tin chi tiết mới phải trả tiền.
Mức giá làm giấy phép lái xe dao động từ 1,5 triệu đồng đến 7 triệu đồng tùy hạng bằng lái.
Tham khảo: Những giải pháp làm mát ô tô khi điều hoà bị hỏng hiệu quả
Hành vi làm và sử dụng bằng lái xe giả sẽ bị xử lý như thế nào?
Từ đầu năm 2023 đến nay, thông qua công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm về giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đồng Tháp đã phát hiện 10 trường hợp có hành vi sử dụng giấy tờ không do cơ quan có thẩm quyền cấp (4 vụ sử dụng giấy phép lái xe giả, 2 vụ sử dụng phù hiệu giả, 2 vụ sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký xe giả; 1 vụ sử dụng tem kiểm định giả; 1 vụ sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ giả)
Theo quy định của pháp luật, tùy theo tính chất mức độ vi phạm hành vi sử dụng giấy tờ không do cơ quan có thẩm quyền cấp có thể bị xử lý hình sự hoặc xử lý hành chính cụ thể như sau:Theo quy định tại Điều 341 Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật thì có thể phạt đến 7 năm tù và phạt tiền 50 triệu đồng tùy theo tính chất mức độ.
Theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, ngày 30.12.2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sát (được sửa đổi bổ sung tại nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28.12.2021 của Chính phủ), mức tiền phạt tối đa lên đến 12 triệu đồng từng loại giấy tờ giả, ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu giấy tờ không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Trước đó vào khoảng tháng 11/2022, Công an tỉnh Phú Thọ đã triệt phá một đường dây làm giả giấy phép lái xe, khởi tố các bị can về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức…Trước khi triệt phá, đường dây này đã bán hàng ngàn bộ hồ sơ và giấy phép lái xe giả ra khắp cả nước.
Do dậy, người dân không được mua bán, sử dụng giấy tờ không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không tiếp tay cho các đối tượng làm giả giấy tờ, đồng thời tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, tích cực tố giác các hành vi mua bán, sử dụng giấy tờ không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Trên là những thông tin về cảnh báo về thông tin quảng cáo mua bán giấy phép lái xe, hy vọng hữu ích đối với bạn. Đừng quên để lại bình luận hoặc liên hệ Tearu để được giải đáp chi tiết nhé!