Nếu xe của bạn gặp tình trạng xe nghiêng sang một bên, gầm xe phát ra tiếng, động cơ hoạt động yếu đi… thì hãy xem ngay hướng dẫn bảo dưỡng gầm xe ô tô đúng cách. Bởi đây là những dấu hiệu cho thấy gầm xe đang gặp sự cố, nếu không khắc phục ngay thì rất nguy hiểm đến an toàn của người sử dụng xe và người tham gia giao thông khác.
Hướng dẫn bảo dưỡng gầm xe ô tô đúng cách
Gầm xe là phần quan trọng, liên quan đến toàn bộ hệ thống truyền động chính của ô tô với những chi tiết, hệ thống phức tạp. Vậy nên việc sửa chữa và bảo dưỡng khung gầm cần thực hiện đúng quy trình và mất khá nhiều thời gian.
Tùy thuộc vào chi tiết và mức độ hư hỏng, kỹ thuật viên sẽ có cách xử lý phù hợp cho xe. Dưới đây là những nguyên nhân và cách khắc phục lỗi cơ bản:
- Kiểm tra hệ thống lái
Dấu hiệu | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Tay lái nặng | Nguyên nhân có thể do lốp xe bị non, hệ thống trợ lực lái bị lỗi, góc đặt bánh xe sai. | Cần tiến hành bơm lốp đúng áp suất quy định, cung cấp dầu cho trợ lực tay lái, kiểm tra và cân chỉnh góc đặt bánh xe… |
Tay lái khó trở về trạng thái cân bằng | Dầu bôi trơn ở các khớp nối bị thiếu hụt, bạc lái xiết quá chặt, góc đặt bánh sai. | Cần tra mỡ vào các khớp nối, chỉnh lại bạc lái và góc đặt bánh xe đúng chuẩn. |
Tay lái bị rung | Các khớp nối của hệ thống bánh lái bị hỏng, bạc trụ lái bị mòn, mòn bạc thanh giằng thước lái, bánh xe không cân bằng, lốp xe không mòn đều… | Cần điều chỉnh bằng cách siết chặt đai ốc và các khớp nối, chỉnh lại bạc tỳ thước lái, cân bằng bánh xe, bơm lốp đủ áp suất quy định, hoặc đảo lốp, thay lốp ô tô… |
Xe nhao sang trái hoặc sang phải | Áp suất lốp và chiều sâu gai lốp không đều, sai góc đặt bánh xe, khung gầm lắp đặt lại không đúng vị trí sau khi sửa chữa, xe bị va cham… | Bơm lốp, kiểm tra chiều sâu gai lốp, bảo dưỡng gầm xe… |
- Kiểm tra hệ thống phanh
Dấu hiệu | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Phanh không ăn | Nguyên nhân là do đường dầu hoặc khí của hệ thống phanh bị rò rỉ, hoặc lẫn khí trong hệ thống, má phanh quá mòn hoặc quá cứng, đĩa phanh quá gờ, bầu trợ lực hơi và phớt giữa tổng trên bị hỏng, dầu phanh không thay định kỳ, dây phanh bị đứt… | Khắc phục bằng cách xả khí lẫn trong dầu phanh, vệ sinh và bảo dưỡng phanh, thay má phanh mới cần thiết, láng đĩa phanh, thay dầu phanh, thay thế bầu trợ lực… |
Bó phanh | Có rất nhiều nguyên nhân như: Phanh tay điều chỉnh sai, kẹt xi lanh phanh bánh xe, kẹt piston phanh, không bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng không đúng cách, ắc phanh bị bó phanh do khô dầu hay nước vào… | Xử lsy bằng cách thay thế xi lanh phanh bánh xe và xi lanh banh chính, tiến hành bảo duownxh phanh… |
- Kiểm tra hệ thống treo (lốp + cụm lò xo giảm xóc)
Dấu hiệu | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Giảm chấn (thuộc cụm lò xo giảm xóc) bị chảy dầu | Nguyên nhân là do giảm chấn trên xe hở phớt, chảy dầu ty thủy lực | Để khắc phục tình trạng này cần thay phớt sau đó đổ dầu giảm sóc đúng chủng loại và đủ lượng. |
Lốp bị mòn bất thường | Nguyên nhân có thể kể đến như: Hệ thống treo của bánh xe có vấn đề, thiết lập cân vành mâm không chính xác, áp suất lốp không đạt tiêu chuẩn, góc đặt bánh xe sai lệch… | Khắc phục tình trạng lốp bị mòn bất thường bằng cách bơm lốp đúng áp suất, nếu lốp quá mòn thì cần thay lốp mới, kiểm tra và cân chỉnh góc đặt bánh xe… |
Những lưu ý bỏ túi khi bảo dưỡng gầm xe ô tô
Sau thời gian dài sử dụng, chủ xe cần tiến hành bảo dưỡng gầm xe định kỳ để đảm bảo xe vận hành ổn định. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường từ khung gầm hãy đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng uy tín để khắc phục ngay.
Bảo dưỡng gầm ô tô cần được thực hiện theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất bởi đây là bộ phận liên quan đến hệ truyền động chính của xe. Quá trình vệ sinh xe cũng cần lưu ý sử dụng dung dịch rửa xe đảm bảo và an toàn đối với các chi tiết, bộ phận khác của gầm xe.
Ngoài ra, trong quá trình vận hành, chủ xe cần lưu ý nếu xuất hiện một trong số dấu hiệu sau:
- Hệ thống xả có âm thanh lạ, bộ phận giảm xóc chảy dầu
- Lốp mòn bất thường, rít mạnh khi dừng; gầm xe bị rò rỉ nước hoặc chảy dầu
- Xuất hiện âm thanh lạ, khi xe đi qua những đoạn đường gồ ghề thì phát âm thanh lớn
- Xe có hiện tượng nghiêng sang một bên mặc dù đang di chuyển trên đường phẳng
- Động cơ có hiện tượng giảm công suất và độ ì máy lớn, nhiệt độ nước làm động cơ cao hơn bình thường.
Trước khi đến cơ sở bảo dưỡng, chủ phương tiện có thể tự kiểm tra các bộ phận của xe để nắm được tình hình và chủ động trao đổi với nhân viên kỹ thuật.
Tìm hiểu: Cách mở cửa xe ô tô an toàn cho tài mới!
Những chia sẻ trên về hướng dẫn bảo dưỡng gầm xe ô tô đúng cách, hy vọng hữu ích trong việc sử dụng xe một cách an toàn. Đừng quyên liên hệ Tearu nếu bạn bất cứ thiết bị hay dụng cụ chăm sóc xe nào nhé!