Tại sao phải kiểm tra độ mòn của má phanh? (cần lưu ý)

Má phanh ô tô là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống phanh và khi má phanh bị mòn có thể khiến việc giảm tốc độ của xe kém hiệu quả, không đảm bảo an toàn khi xe khi lưu thông. Vậy nhưng nhiều chủ xe vẫn chưa thực sự quan tâm đến má phanh và để giải đáp được việc tại sao phải kiểm tra độ mòn của má phanh thì bạn có thể theo dõi nội dung sau.

Tại sao phải kiểm tra độ mòn của má phanh?

Tại sao phải kiểm tra độ mòn của má phanh
Tại sao phải kiểm tra độ mòn của má phanh

Má phanh ô tô là một trong những bộ phận quan trọng vậy nên việc kiểm tra và quan sát tình trạng má phanh rất cần thiết để có thể sửa chữa hay thay mới kịp thời. Theo đó, độ dày tiêu chuẩn của má phanh là 2-3mm, khi má phanh bị ăn mòn quá mức có thể xuất hiện một số hiện tượng như: Việc phanh trở nên khó khăn, khi phanh xuất hiện tiếng rít mạnh, hỏng đĩa phanh hay phanh không ăn mất an toàn khi di chuyển.

Trong quá trình phanh bị ép vào đĩa phanh cùng với việc ma sát khiến má phanh nóng lên, tùy thuộc vào cường độ và độ đồng đều mà sự mài mòn có thể nặng nhẹ khác nhau. Lâu dần khiến việc phanh cũng trở nên khó khăn và mất khả năng phanh khi xe bất chợt xảy ra sự cố.

Má phanh cũng là bộ phận cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn cho chính người sử dụng, cũng như tránh việc má phanh hỏng nặng kéo theo những bộ phận khác cũng có khả năng hỏng theo.

Má phanh  bị mòn là tình trạng chung và thường xuyên gặp phải đối với những xe thường xuyên di chuyển, những xe cũ .. tuổi đời má phanh còn phụ thuộc khu vực và địa hình di chuyển .Vậy nên để đảm bảo an toàn thì cần kiểm tra má phanh một cách thường xuyên và thay mới nếu cần thiết.

Cách nhận biết má phanh bị mòn đơn giản

Cách nhận biết má phanh bị mòn đơn giản
Cách nhận biết má phanh bị mòn đơn giản

Khi má phanh bị mòn chỉ cần chủ xe chú ý và quan sát thật kỹ cũng có thể thấy ngay, cụ thể một số dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết như:

Phanh xuất hiện rung nhẹ

  • Khi má phanh hay phanh dĩa phanh bị mòn sẽ gặp tình trạng mất cân đối khi phanh gấp và có thể cảm nhận độ rung trên bàn chân hay thân xe cũng có độ rung nhất định. Khi xuất hiện tình trạng này cần sửa ngay phanh hay dĩa phanh để đảm bảo an toàn.

Phanh phát ra tiếng rít

  • Khi phanh xuất hiện tiếng rít bất thường có thể hệ thống phanh đang gặp vấn đề khiến hiệu suất giữa lớp điện và đĩa kém

Quan sát thay đổi trên bàn đạp

Quan sát thay đổi trên bàn đạp
Quan sát thay đổi trên bàn đạp
  • Khi bàn đạp xuất hiện tình trạng phanh rơi xuống mạnh khi di chuyển thì cần đi bảo dưỡng hệ thống phanh ngay để tránh việc mất phanh khi đang di chuyển hay gặp sự cố.
  • Để biết má phanh có ăn mòn hay không có thể tháo bánh để kiểm tra hoặc tới các cơ sở chăm sóc xe chuyên nghiệp để kiểm tra và sửa chữa kịp thời.

Quan sát chỉ báo trên bảng điều khiển

  • Hiện nay một số ô tô hiện đại đã trang bị tính năng cảnh báo, vậy nên khi đạt tới độ mòn tối đa thì đèn trên hệ thống sẽ sáng và báo hiệu. Khi đó chủ xe nên tiến hành sửa chữa và thay mới kịp thời để đảm bảo an toàn khi di chuyển.
Dung dịch dưỡng bóng và làm mới lốp Tire Polish
Dung dịch dưỡng bóng và làm mới lốp Tire Polish

Ngoài ra khi má phanh hỏng kéo theo việc lốp xe cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp vậy nên ngoài bảo dưỡng kiểm tra má phanh cần bảo dưỡng lốp để mang lại sự an toàn hơn. Việc bảo dưỡng lốp có thể thực hiện đơn giản tại nhà với dung dịch dưỡng bóng và làm mới lốp Tire Polish được phân phối độc quyền tại Tearu.

Cách thay má phanh khi má phanh bị mòn

Cách thay má phanh khi má phanh bị mòn
Cách thay má phanh khi má phanh bị mòn

Khi má phanh bị mòn  chủ xe có thể thay trực tiếp tại nhà nếu nắm rõ kỹ thuật cũng như nếu có đầy đủ các dụng cụ cần thiết, theo đó bạn có thể thực hiện theo các bước đơn giản như sau:

Bước 1: Tháo bánh xe

  • Sử dụng kích ô tô để nâng xe lên sau đó tháo bánh xe ra

Bước 2: Mở cụm piston phanh

  • Sau phần kẹp phanh có bu lông ắc suốt phanh bọc cao su, cần tháo bu lông và sử dụng vít nạy cụm piston ra khỏi cụm phanh. Sau khi tháo cụm piston nên dùng dây cột lại, không nên để piston bị treo bằng ống dầu phanh bởi dễ làm hỏng ống dầu.

Bước 3: Mở má phanh cũ và thay má phanh mới

  • Sau khi mở được cụm piston thì tiếp tục mở má phanh cũ, sau đó thay má phanh mới. Quan sát thứ tự mở má phanh, nhất là các phe cài để có thế lắp má phanh mới theo đúng quy trình.

Bước 4: Ép piston phanh

  • Do độ dày của má phanh cũ và mới khác nhau nên má phanh mới khi lắp sẽ khó cài vào vị trí piston. Vì thế nên cần dùng cảo piston, nén piston trở lại vị trí ban đầu để khớp với phanh và má phanh mới.

Bước 5: Lắp lại cụm piston và bánh xe

  • Lắp lại cụm piston theo đúng cơ cấu phanh, tra thêm dầu vào bu lông ắc suốt phanh. Sau khi lắp chắc chắn các cụm piston thì tiến hành lắp lại bánh xe.
  • Hoàn tất việc thay má phanh thì nên đạp phanh để phanh mới đủ áp suất, sau đó thử chạy xe để kiểm tra xem hệ thống phanh hoạt động ổn định hay không.

Giải đáp chi tiết: Có nên sơn phủ gầm cho xe ô tô hay không?

Trên là những chia sẻ của Tearu về tại sao phải kiểm tra độ mòn của má phanh, hy vọng chúng hữu ích đối với bạn. Nếu bạn quan tâm tới dung dịch dưỡng bóng và làm mới lốp Tire Polish có thể liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0982 690 096 bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *