Vi phạm nồng độ cồn là hình phạt dành cho những ai uống rượu bia nhưng vẫn điều khiển các phương tiện giao thông. Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, lực lượng chức năng đã siết chặt kiểm soát nồng độ cồn, hạn chế tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình triển khai, khiến một số người dân thắc mắc.
Nhiều người chia sẻ rằng vi phạm nồng độ cồn có thể nộp phạt trả góp? Điều này có đúng hay không chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!
Vi phạm nồng độ cồn có thể nộp phạt trả góp?
Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định, việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau:
Bị phạt tiền từ 20 triệu đồng trở lên đối với cá nhân và từ 200 triệu đồng trở lên đối với tổ chức.
Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế. Đối với đơn đề nghị của tổ chức phải được xác nhận của cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp.
Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 6 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 3 lần; Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.
Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.
Trong khi đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) đã quy định về mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn. Theo đó, các mức phạt khi người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn được quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định này với mức xử phạt cao nhất là từ 30-40 triệu đồng. Với ô tô nếu vượt ngưỡng phạt 20 triệu đồng để có thể áp dụng trả nhiều lần. Những mức vi phạm khác đều dưới ngưỡng 20 triệu đồng nên sẽ không thuộc phạm vi được nộp phạt nhiều lần.
Như vậy, đối với lỗi vi phạm nồng độ cồn chỉ có mức cao nhất với ô tô, người vi phạm mới thể xin nộp phạt nhiều lần. Tuy nhiên, người vi phạm nồng độ cồn còn phải đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định tại Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 mới được nộp phạt nhiều lần. Bên cạnh đó, việc nộp phạt nhiều lần cần thực hiện theo đúng trình tự quy định pháp luật.
Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ – CP. Theo đó, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, Cảnh sát giao thông được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt đối với với một số hành vi vi phạm, trong đó có có lỗi về nồng độ cồn như sau:
– Vi phạm về nồng độ cồn đối với người điều khiển xe ô tô tại điểm c khoản 6, điểm c khoản 8 và điểm khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ – CP.
– Vi phạm về nồng độ cồn đối với người điều khiển xe máy tại điểm c khoản 6, điểm c khoản 7, điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ – CP.
– Vi phạm về nồng độ cồn đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng tại điểm c khoản 6, điểm b khoản 7, điểm a khoản 9 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ – CP.
– Vi phạm về nồng độ cồn đối với người điều khiển xe đạp tại điểm q khoản 1, điểm e khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ – CP.
Như vậy theo quy định nêu trên thì người tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông đường bộ là ô tô, xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng hay xe đạp đều có thể bị Cảnh sát giao thông tạm giữ xe vì lỗi vi phạm nồng độ cồn.
Thông tin bên lề: Đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn sẽ bị phạt đến 600.000 đồng
Việc vi phạm nồng độ cồn có thể nộp phạt trả góp hay không chúng tôi đã giải thích cho những ai đang quan tâm về vấn đề này. Công ty Tearu chuyên cung cấp thiết bị, dụng cụ rửa xe chuyên nghiệp, giao hàng toàn quốc. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline: 0982 690 096.