Đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn sẽ bị phạt đến 600.000 đồng

Theo nghị định số 100/2019 thay thế nghị định số 46/2016 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính dành cho người tham gia giao thông trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt, theo đó người đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn sẽ bị phạt đến 600.000 đồng.

Đi xe đạp có bị thổi nồng độ cồn hay không?

Đi xe đạp vẫn bị thổi nồng độ cồn theo quy định
Đi xe đạp vẫn bị thổi nồng độ cồn theo quy định

Theo số liệu thống kê, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu bia cao nhất trên thế giới và con số này càng tăng qua từng năm. Những năm gần đây, tỷ lệ người sử dụng rượu bia ở nữ, trẻ vị thành niên đang ngày càng diễn ra nghiệm trọng. Để chế tài tình trạng, phòng chống nhiều tác hại rượu bia gây ra chính phủ đã ban hành quy định nghiêm cấm và xử phạt hành vi tham gia giao thông có nồng độ cồn trong người.

Qua khảo sát đánh giá nhỏ sơ bộ với hầu hết những lớp tuổi ở các thành phố lớn, với câu hỏi: “Đi xe đạp có bị thổi nồng độ cồn không?”. Thật đáng ngạc nhiên, với tỷ lệ 70/100 người tham gia khảo sát đều cho rằng đi xe đạp làm gì có chuyện thổi nồng độ cồn. Nhưng trên thực tế, phát luật đã ban hành, đối với người đi xe đạp vẫn bị thổi nồng độ như các loại xe gắn máy, ô tô,…

Đi xe đạp, xe đạp điện vi phạm nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu tiền?

Đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn sẽ bị phạt đến 600.000 đồng
Đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn sẽ bị phạt đến 600.000 đồng

Ngày 30/12/2019, Chính phủ ban hành nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (thay thế nghị định 46 năm 2016). Theo đó, lần đầu tiên Chính phủ quy định mức phạt đối với người đi xe đạp, xe đạp điện vi phạm nồng độ cồn như sau:

  • Khi lái xe có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt với mức phạt 80.000 đến 100.000 đồng.
  • Khi người đi xe đạp, xe đạp điện có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
  • Khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Theo đại diện Cục Cảnh sát giao thông, quy định trên được ban hành nhằm phù hợp với việc Luật phòng, chống tác hại rượu bia (có hiệu lực từ đầu năm 2020) đã nghiêm cấm người dân “điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

Như vậy, nếu uống rượu bia và tham gia giao thông, kể cả đi xe đạp, xe đạp điện vẫn bị thổi nồng độ cồn và mức phạt từ 80.000 đồng đến cao nhất là 600.000 đồng đối với người vi phạm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *