Theo hướng dẫn từ nhà sản xuất thì định kỳ 2 – 3 năm sử dụng hoặc sau 40.000 – 60.000 km vận hành, người dùng phải thực hiện vệ sinh két làm mát và thay nước. Tuy nhiên, vì sao không nên châm nước thường vào bình chứa nước làm mát trên ô tô? Có rất nhiều tác hại lớn khi bạn sử dụng nước thường để thay thế cho nước làm mát chuyên dụng, chi tiết bạn có thể cùng theo dõi nội dung sau.
Vì sao không nên châm nước thường vào bình chứa nước làm mát trên ô tô?
Động cơ được ví như “trái tim” của xe ô tô, thường được đặt bên trong khoang kín khí và thường xuyên phát sinh lượng nhiệt lớn trong khi vận hành. Chính vì vậy, nước làm mát được sử dụng để điều chỉnh nhiệt độ của động cơ, đồng thời làm giảm nguy cơ động cơ xe bị nóng quá mức, giãn nở các bộ phận gây kẹt trong lúc vận hành và vì vậy có thể gây ra cháy nổ.
Nước làm mát ô tô là một loại dung dịch chuyên dụng với thành phần chính là nước cất kết hợp cùng chất lỏng làm mát ethylene glycol (chất này có tác dụng truyền dẫn nhiệt tốt) cùng với các chất phụ gia khác giúp cho dung dịch này có khả năng chống bay hơi ngăn ngừa đóng cặn và chống ăn mòn.
Nhiều người mới sử dụng ô tô thường bị nhầm lẫn rằng nước làm mát chỉ có tác dụng hạ nhiệt cho các bộ phận động cơ, vì thế sử dụng nước thường thay cho nước làm mát chuyên dụng.
Nước thường, nước khoáng hay nước lọc là những loại nước được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Những loại nước này chứa nhiều hợp chất như đá vôi, kim loại, khoáng, khi gặp nhiệt độ cao sẽ gây ra tình trạng đóng cặn ở két nước, sử dụng một thời gian dài sẽ gây tắc nghẽn khiến tản nhiệt không thể hoạt động hết công suất.
Vì vậy người sử dụng không nên sử dụng nước thường đổ vào bình chứa nước làm mát trên ô tô, nhằm tránh làm giảm hiệu suất tản nhiệt của hệ thống làm mát.
Tuy nhiên trong một số trường hợp khẩn cấp bắt buộc phải sử dụng, ví dụ ở nơi hẻo lánh không tìm được dung dịch nước làm mát chuyên dụng. Tài xế có thể đổ thêm nước thường vào bình chứa nước làm mát để có thể tiếp tục di chuyển. Sau đó cần nhanh chóng đưa xe tới gara sửa chữa để vệ sinh, thông rửa, súc két nước và đổ dung dịch nước làm mát mới vào, đảm bảo hiệu suất và độ bền cho xe.
Có những loại nước làm mát xe ô tô nào?
Có 4 loại nước làm mát động cơ ô tô, chúng sử dụng 4 màu sắc khác nhau để người sử dụng có thể phân biệt, bao gồm: Nước làm mát màu xanh lá và màu đỏ (loại LLC), nước làm mát màu xanh dương và màu hồng (loại SLLC). Nguyên nhân của sự khác biệt về màu sắc này là bởi thành phần hóa học bên trong các loại dung dịch này không giống nhau, đồng thời chỉ số đóng cặn và nhiệt độ sôi của các loại nước này cũng có sự riêng biệt.
- Nước làm mát ô tô LLC có màu xanh lá hoặc màu đỏ: Loại dung dịch này cần pha trộn với nước cất theo tỷ lệ 50:50 trước khi sử dụng. Các nhà sản xuất ô tô khuyến nghị người sử dụng nên thay nước làm mát LLC sau 5 năm hoặc sau 80.000km xe chạy. Những lần đổ tiếp theo, các bác tài có thể thay nước sau mỗi 40.000km xe chạy.
- Nước làm mát ô tô SLLC có màu xanh dương hoặc màu hồng: Với loại nước làm mát này các tài xế không cần phải pha loãng với nước cất khi sử dụng. Theo khuyến nghị của chuyên gia, dung dịch làm mát SLLC có thể thay ngay sau 160.000 km xe chạy. Trong những lần đổ tiếp theo, bạn có thể thay ngay sau mỗi 80.000km xe chạy.
Có nên bổ sung nước làm mát xe hơi thường xuyên?
Về bản chất, quá trình làm việc của động cơ xe hơi chính là quá trình sinh ra nhiệt lượng lớn, trong đó, một phần năng lượng của nhiên liệu sẽ bị đốt cháy ngay bên trong xi lanh và chuyển hóa thành cơ năng.
Ngoài ra, các chi tiết bên trong động cơ khi ma sát cũng sinh ra một lượng nhiệt nhất định. Nếu không sử dụng dung dịch làm mát két nước, động cơ ô tô có thể bị quá nhiệt dẫn tới nguy cơ cháy kích nổ, gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện.
Việc đổ nước làm mát vào két nước (bình đựng nước làm mát) có thể được người tài xế tiến hành định kỳ để đảm bảo động cơ ô tô có thể hoạt động. Nếu không sử dụng dung dịch làm mát két nước, động cơ ô tô có thể bị quá nhiệt dẫn tới nguy cơ cháy nổ, gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện. Việc đổ nước làm mát vào két nước (bình đựng nước làm mát) có thể được người tài xế tiến hành định kỳ để đảm bảo động cơ ô tô có thể hoạt động ổn định.
Xe hơi có thể bị hao hụt nước làm mát trong một vài trường hợp cụ thể như: Dung dịch bị rò rỉ qua các đường ống dẫn, khúc nối bên trong xe hoặc nước làm mát lọt vào trong buồng đốt do xi lanh bị nứt…Khi gặp vấn đề này, ngoài việc chủ phương tiện phải sửa chữa những bộ phận bị hỏng, họ còn phải châm thêm dung dịch vệ sinh két nước để bảo vệ động cơ xe hơi tránh những hỏng hóc không đáng có.
Như đã đề cập ở trên, bạn có thể thay nước làm mát ô tô định kỳ tùy vào loại dung dịch mà mình sử dụng. Theo khuyến cáo chung, sau khi xe di chuyển mỗi 40.000 – 50.000 km (tương đương từ 4-5 năm sử dụng), bạn nên cân nhắc tới việc thay thế dung dịch làm mát mới cho xe.
Tuy nhiên, nếu bạn di chuyển ô tô với tuần suất lớn, sử dụng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt (như trong mùa hè nóng nực, mùa đông giá lạnh) hoặc thường xuyên vận chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh, thời gian thay nước làm mát cho xe có thể sớm hơn so với thường lệ.
Trên là những chia sẻ khá hữu ích về vấn đề vì sao không nên châm nước thường vào bình chứa nước làm mát trên ô tô? Và nếu bạn vẫn đang tìm kiếm nước làm mát chất lượng hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhé!
Tìm hiểu tình trạng: Nguyên nhân khiến két nước ô tô bị sôi và cách khắc phục