Thiếu Nước Làm Mát gây nguy hại cho ô tô như thế nào?

Tóm Tắt Bài Viết

Nước làm mát ô là dung dịch bao gồm nước cấy và dung dịch Ethylene Glycol làm mát cùng một số chất khác có công dụng hạn chế quá trình ăn mòn, chống bốc hơi đồng thời có thể chống chọi được với nhiệt độ thấp gây tình trạng đóng băng trong thời tiết mùa đông. Ngoài ra thiếu nước làm mát gây nguy hại cho ô tô như thế nào? cùng TEARU giải đáp ngay trong nội dung sau đây.

Thiếu nước làm mát gây nguy hại cho ô tô như thế nào?

Thiếu nước làm mát gây nguy hại cho ô tô như thế nào?
Thiếu nước làm mát gây nguy hại cho ô tô như thế nào?

Để đảm bảo rằng động cơ cùng các thiết bị được vận hành một cách bình thường ở nhiệt độ cho phép, bạn nên thường xuyên kiểm tra nước làm mát. Két chứa nước làm mát thường được đặt ở phía dưới nắp capo, ngay bên trong khoang động cơ, việc thiếu nước làm mát có thể dẫn đến nguy cơ sau:

Động cơ ô tô quá nóng

Pít-tồn di chuyển lên xuống bên trong động cơ với tốc độ vài ngàn lần mỗi phút. Nếu bạn lái xe xe mà không có nước làm mát (dù là bị rò rỉ hay do bạn cố tình không châm thêm) thì nhiệt tích tụ bên trong pít-tông có thể khiến chiếc xe bị nóng ở cả bên trong vẫn bên ngoài.

Động cơ xe có thể bắt đầu phát ra những tiếng động lạ, và đó là một trong những tiếng động lạ và nó là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn sắp phải tốn tiền rửa xe. Ngoài ra, công suất động cơ giảm mạnh. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là chiếc xe của bạn trở nên quá nóng. Nếu trong két nước vẫn còn lại một chút chất làm mát, nó có thể bắt đầu sôi và bốc hơi, tạo ra đám khói trắng dưới nắp capo.

Hỏng động cơ/ chết máy

Hỏng động cơ/chết máy
Hỏng động cơ/chết máy

Công nghệ ô tô càng ngày càng trở nên thông minh hơn, nếu bạn đang lái một chiếc xe đời mới, nó có thể sẽ tự động dừng động cơ khi phát hiện tình trạng nguy hại. Mặc dù điều này là khá nguy hiểm khi bạn đang lái xe trên đường, nhưng vẫn tốt hơn là để đến mức không thể cứu vãn động cơ.

Khi nhiệt độ động cơ quá cao mà không có nước làm mát, về cơ bản bạn đang làm nóng chảy các chi tiết kim loại bên trong động cơ, như pít tông, xéc-măng, thanh truyền, xupap hay xilanh…

Bên cạnh đó, nếu nhiệt độ tăng cao sẽ làm giãn nở các chi tiết, bao kín buồng đốt gây ra các hiện tượng như bó kẹt pít tông trong thành xilanh, làm nứt miếng đệm đầu giữ nước làm mát và dầu; thậm chí nó có thể dẫn đến sự cố cháy nổ cực kỳ nguy hiểm.

Những thiệt hại gây ra rất có thể không có khả năng phục hồi. Nếu bạn may mắn tìm được một người thợ cơ khí có thể chế tạo lại toàn bộ động cơ, chi phí có thể lên tới 4.000 – 8.000 USD.

Giải đáp thêm: Khi nào nên thay nước làm mát động cơ?

Nguyên nhân chính gây hết nước làm mát xe ô tô

Sau một thời gian hoạt động thì việc hết nước làm mát xe ô tô là điều vô cùng bình thường. Tuy nhiên, có không ít trường hợp, nước mát bị cạn quá nhanh. Mức tiêu hao dụng dịch làm mát của động cơ quá lớn. Thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy hệ thống làm mát xe ô tô của bạn gặp vấn đề.

Do đó, ngoài việc chú ý đến thời gian thay nước làm mát ô tô định kỳ, các tài xế cũng cần chú ý đến mức tiêu hao dung dịch làm mát bất thường. Một số nguyên nhân chính như sau:

Nước làm mát ô tô bị rò rỉ ra ngoài

Nước làm mát ô tô bị rò rỉ ra ngoài
Nước làm mát ô tô bị rò rỉ ra ngoài

Các đường ống dẫn hoặc các đường nối trong hệ thống làm mát đã có vị trí nào đó bị rò rỉ, dẫn đến việc nước làm mát bị hao đi. Rất có thể các vị trí rò rỉ rất nhỏ và khó nhìn, do đó việc nước làm mát bị mất từ từ nên khó có thể phát hiện ra sớm.

Ngoài ra có thể là do các nút bị ăn mòn do thời gian đã lâu ngày, nắp cửa két nước làm mát ô tô bị hỏng làm nước bị bay hơi khi nóng lên. Nếu không kiểm tra và phát hiện ra sự cố, thì cứ sau một thời gian thì lượng nước làm mát bị hao đi đáng kể. Vì chúng mất đi từ từ mà không có dấu hiệu nước bị chảy dưới gầm xe.

Nước làm mát bị lọt vào buồng đốt

Nước làm mát bị lọt vào buồng đốt
Nước làm mát bị lọt vào buồng đốt

Gioăng quy lát là chi tiết để làm kín bộ phận mặt máy và thân máy. Nếu gioăng này bị hỏng thì dây cũng có thể là nguyên nhân khiến cho nước làm mát của động cơ bị thông sang với đường dầu hoặc rẽ sang buồng đốt.

Xi lanh của động cơ bị nứt và khi đó sẽ khiến cho nước làm mát cũng bị lọt vào buồng đốt. Nếu bị hao nước làm mát xuất phát từ nguyên nhân hư hỏng của các bộ phận liên quan đến động cơ xe. Thì động cơ sẽ có hiện tượng bị rung giật hoặc máy nổ không ổn định. Trong những trường hợp này cần bổ sung nước làm mát ô tô. nếu không xử lý kịp thời có thể khiến xe không hoạt động được.

>>> Xem thêm: Tuổi thọ của két nước làm mát xe ô tô bao lâu nên thay

Các bước thay nước làm mát trên ô tô chuẩn nhất

Các bước thay nước làm mát trên ô tô
Các bước thay nước làm mát trên ô tô

Thay nước làm mát định kỳ là giải pháp tối ưu giúp phương tiện tránh tình trạng hao hụt dung dịch. Theo khuyến cáo từ nhiều đơn vị sản xuất, chủ phương tiện nên thay nước làm mát sau khi di chuyển 40.000 – 50.000 (tương đương từ 4-5 năm sử dụng). Tuy nhiên, nếu chủ xe thường xuyên di chuyển dưới môi trường khắc nghiệt, hãy bổ sung dung dịch sớm hơn nhằm đảm bảo khả năng vận hành.

Nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí, chủ sở hữu có thể tiến hành thay dung dịch làm mát ngay tại nhà với các bước thao tác đơn giản: 

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ để thay thế nước làm mát xe ô tô

Chủ xe cần chuẩn bị các dụng cụ bao gồm: Nước sạch, dung dịch làm mát, tua vít, phễu thay nước, chậu dùng để đựng nước làm mát xả bỏ, đèn bấm, trang phục bảo hộ (kính, gang tay). Người dùng cần đảm bảo xe đã được tắt máy để động cơ nguội hẳn trước khi tiến hành vệ sinh.

  • Bước 2: Xả sạch nước làm mát ô tô cũ trong hệ thống

Sau khi động cơ đã giảm nhiệt, chủ phương tiện tiến hành mở nắp bình tản nhiệt và nhấc xe lên. Sau đó, người dùng mở lỗ thoát nước và đặt chậu ở phía trước đáy bình tản nhiệt để có thể hứng nước làm mát cũ chảy ra.

  • Bước 3: Rửa bình chứa bằng nước sạch

Khi nước làm mát đã chữa hết, chủ xe đóng lỗ thoát nước và tiến hành súc rửa bình tản nhiệt. Theo đó, người dùng hãy đổ đầy nước lọc và đậy nắp lại. Tiếp theo, chủ xe hãy thực hiện lặp lại thao tác này 2 lần. Cuối cùng, chủ xe hãy xả toàn bộ lượng nước cặn bẩn đã vệ sinh trong bình tản nhiệt ra bên ngoài.

  • Bước 4: Pha hỗn hợp nước làm mát ô tô

Sau khi bình chứa đã được rửa sạch, người dùng tiến hành pha hỗn hợp nước làm mát ô tô. Để đạt hiệu quả chủ phương tiện hãy đọc kỹ hướng dẫn đi kèm với dung dịch.

  • Bước 5: Đổ hỗn hợp nước làm mát ô tô đã pha chế vào trong bình chứa chính và phụ.
  • Bước 6: Người dùng khởi động phương tiện cho đến khi bình nhiệt sủi bọt khí và nước làm mát bắt đầu rút dần. Trong suốt quá trình trên, người thực hiện cần theo dõi kim chỉ nhiệt để đảm bảo nền nhiệt luôn ở mức tiêu chuẩn.
  • Bước 7: Sau khi nước làm mát đã rút xuống, chủ sở hữu bắt đầu tiến hành châm đầy cả hai bình chính và phụ.
  • Bước 8: Chủ xe sử dụng phễu để thu gom nước làm mát cũ và xử lý chất loạt thải theo quy định.

Trên là những giải đáp khá chi tiết về việc thiếu nước làm mát gây nguy hại cho ô tô như thế nào? Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ Tearu để được tư vấn cụ thể hơn bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *