BUGI ô tô dễ hư hỏng, lái xe mùa mưa cần chú ý kẻo tốn kém

Tóm Tắt Bài Viết

Bugi là bộ phận quan trọng trong hệ thống động cơ đốt trong, đóng vai trò tạo tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong buồng đốt, tạo ra áp suất và giúp động cơ hoạt động. Khi bugi hoạt động tốt thì ô tô sẽ vận hành êm ái, ổn định.

Trong quá trình sử dụng ô tô, đặc biệt khi lái xe mùa mưa bugi có thể bị hư hỏng khiến xe chạy bị rung giật hoặc không thể đề nổ máy. Bugi ô tô dễ hư hỏng, lái xe mùa mưa cần chú ý kẻo gây tốn tiền triệu sửa chữa. Người dùng ô tô cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, tránh phải tốn tiền triệu thay thế thiết bị này.

Vì sao bugi dễ bị hỏng vào mùa mưa?

Vì sao bugi dễ bị hỏng?
Vì sao bugi dễ bị hỏng?

Theo như chúng tôi tìm hiểu, anh Nguyễn Tiến Danh, một kỹ sư ô tô có nhiều năm kinh nghiệm tại TP.HCM cho biết: “Bugi rất dễ hỏng và thường xảy ra là có nguyên nhân từ người sử dụng”.

“Cách đây không lâu, một nữ khách hàng đi xe đến chỗ tôi để kiểm tra vì thấy lái xe bị rung giật, không ổn định. Khi kiểm tra, tôi phát hiện nguyên nhân là do bugi bị ẩm, có dấu hiệu ngấm nước khiến hiệu suất đánh lửa không tốt. Tìm hiểu sâu thì được biết, nữ chủ xe này mới đi rửa khoang máy”, anh Danh kể.

“Khi đó, tôi phán đoán rằng, có lẽ, người thợ rửa khoang máy đã bất cẩn không bịt đầu bugi lại khiến nó bị ngấm nước. Mặc dù tôi đã lau xì khô nhưng bugi vẫn không hoạt động. Cuối cùng, nữ chủ xe này đã quay trở lại, bắt đền tiệm rửa xe và được thay nguyên bộ bugi. Chi phí cũng tốn cả triệu đồng”, anh Nguyễn Tiến Danh nói.

Cũng theo vị kỹ sư ô tô này, sau mỗi cơn mưa lớn xảy ra, nhiều người đi xe thường gặp tình trạng bugi bị ngấm nước, khó khởi động máy. Ngoài ra, nhiều người dùng ô tô đổ phải nhiên liệu kém chất lượng cũng khiến hiệu suất đánh lửa của bugi bị giảm. Về cơ bản, các loại nhiên liệu “bẩn” thường có rất nhiều tạp chất và sẽ không cháy hết trong quá trình đốt, tạo ra nhiều muội đen, cặn bẩn bám vào bugi khiến bộ phận này làm việc không hiệu quả.

Anh Danh cũng cho biết, thói quen sử dụng xe của người dùng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tuổi thọ của bugi. Chẳng hạn như việc khởi động máy liên tục, đi và dừng thường xuyên trong điều kiện giao thông đô thị sẽ khiến bugi không đạt nhiệt độ thích hợp để đốt cháy bụi bẩn, lâu ngày sẽ giảm hiệu suất đánh lửa.

Về lý thuyết, bugi được thiết kế để có thể tự làm sạch khi đạt đến nhiệt độ nhất định. Khi động cơ hoạt động, lớp sứ bao quanh điện cực sẽ nóng lên và đốt cháy bất kỳ lớp nhiên liệu nào bám lại. Tuy nhiên, nhiệt độ quá nóng cũng có thể gây ra hiện tượng kích nổ bên trong động cơ, về lâu dài có thể gây nứt, rỗ lòng xi-lanh, piston,…

Thông tin bổ ích: 4 Bộ phận trên ô tô cần kiểm tra khi bước vào mùa mưa

Dấu hiệu nhận biết bugi đánh lửa bị hư hỏng

Nếu bugi bị hỏng, động cơ sẽ hoạt động không ổn định
Nếu bugi bị hỏng, động cơ sẽ hoạt động không ổn định

Nhận biết sớm các dấu hiệu hư hỏng của bugi giúp người dùng có thể sửa chữa hoặc thay thế kịp thời, tránh những hỏng hóc nghiêm trọng hơn. Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết là xe khó khởi động. “Nếu cảm thấy động cơ khó khởi động hơn bình thường, đặc biệt là vào buổi sáng thì có thể bugi đang bị bám nhiều muội than, cặn bẩn làm quá trình đánh lửa diễn ra không ổn định”, anh Danh chia sẻ.

Nếu bugi bị hỏng, động cơ sẽ hoạt động không ổn định và xuất hiện hiện tượng rung lắc, đặc biệt khi xe chạy ở tốc độ thấp hoặc chế độ không tải. Điều này là do bugi không thể đánh lửa đều, dẫn đến việc một hoặc nhiều xy-lanh không đốt cháy nhiên liệu hoàn toàn.

“Nghe thấy tiếng nổ lụp bụp ở ống xả hoặc động cơ cũng là dấu hiệu của quá trình đốt cháy không ổn định, tạo ra tiếng nổ không đều, cho thấy có thể bugi có vấn đề”, anh Danh nói thêm.

Ngày nay, hệ thống cảm biến trên các dòng xe đời mới rất nhạy, dễ dàng phát hiện sự bất thường trong quá trình đánh lửa. Chính vì vậy, bugi mất lửa cũng sẽ khiến đèn báo lỗi động cơ phát sáng, người sử dụng nên mang xe đến gara uy tín hoặc xưởng dịch vụ để kiểm tra, sửa chữa.

Với các dòng xe cũ, đời sâu, khả năng hư hỏng bugi trong quá trình sử dụng rất dễ xảy ra
Với các dòng xe cũ, đời sâu, khả năng hư hỏng bugi trong quá trình sử dụng rất dễ xảy ra

Anh Nguyễn Tiến Danh “mách” người dùng cách kiểm tra bugi bằng mắt thường thông qua quan sát các dấu hiệu như điện cực bị mòn, bám bẩn hoặc dầu nhớt, hay lớp sứ cách điện bị nứt. Những dấu hiệu này cho thấy bugi không còn khả năng đánh lửa hiệu quả và cần được thay thế.

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu hư hỏng của bugi không chỉ giúp cải thiện hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu mà còn bảo vệ các bộ phận khác của động cơ, kéo dài tuổi thọ của xe.

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại bugi kém chất lượng, giá thành rẻ bán tràn lan qua các nền tảng thương mại trực tuyến, thậm chí là ở các cửa hàng chuyên bán phụ tùng ô tô. Chính vì vậy, người tiêu dùng cần phải tìm hiểu, lựa chọn địa điểm và thương hiệu bán bugi uy tín để có được sản phẩm chất lượng.

“Nhiều khách hàng tiếc tiền, sử dụng các loại bugi trôi nổi trên thị trường với giá rẻ sau một thời gian lại ‘ôm hận’ vì khả năng đánh lửa không hiệu quả, động cơ hoạt động không ổn định và nặng hơn về lâu dài còn có thể hư hỏng chi tiết máy trong động cơ”, anh Danh nhấn mạnh.

Bugi ô tô thường được phân thành nhiều loại khác nhau, tuỳ thuộc vào chất liệu điện cực, gồm: Iridium, platinum, đồng, niken,… Tuổi thọ trung bình của bộ phận này khoảng từ 30.000-40.000km trở lên (tuỳ loại). Trong đó, bugi có điện cực làm từ Iridium được đánh giá tuổi thọ cao, lên đến 150.000-200.000km đi kèm khả năng chịu nhiệt cao, đánh lửa tốt. Tuy nhiên, loại này có giá thành cao, dao động từ 1-2 triệu đồng/bộ, cao hơn so với bugi đồng (400.000-600.000 đồng/bộ) hay bugi niken (800.000 đồng đến khoảng 1 triệu đồng/bộ),…

Với các dòng xe cũ, đời sâu, khả năng hư hỏng bugi trong quá trình sử dụng rất dễ xảy ra. Đặc biệt thời điểm này, mùa mưa đã bắt đầu với nhiều tình huống xe phải đi qua vùng ngập nước, bugi rất dễ bị ngấm nước. Vì vậy, người dùng nên kiểm tra và vệ sinh bugi định kỳ theo lịch bảo dưỡng để giúp động cơ hoạt động ổn định và hiệu quả, tránh phải tốn tiền triệu sửa chữa, thay thế.

Bài viết liên quan:

Lưu ý khi lái xe ô tô trong mùa mưa

Cần lưu ý một số điều khi lái xe ô tô vào mùa mưa
Cần lưu ý một số điều khi lái xe ô tô vào mùa mưa

Bugi ô tô (hay còn gọi là bugi đánh lửa) là một bộ phận quan trọng trong hệ thống động cơ đốt trong, đảm nhận việc tạo ra tia lửa để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong buồng đốt. Tuy nhiên, bugi dễ gặp sự cố trong điều kiện ẩm ướt, đặc biệt là vào mùa mưa, dẫn đến tình trạng khó khởi động hoặc động cơ hoạt động không ổn định. Để tránh tình trạng này, dưới đây là một số lưu ý khi lái xe ô tô trong mùa mưa:

1. Kiểm tra và bảo dưỡng bugi định kỳ

Kiểm tra và bảo dưỡng bugi định kỳ
Kiểm tra và bảo dưỡng bugi định kỳ

Bugi bị bẩn, mòn hoặc ẩm ướt sẽ gây khó khăn trong việc đánh lửa, dẫn đến việc động cơ không khởi động hoặc bị rung giật. Do đó, cần kiểm tra bugi thường xuyên và thay thế nếu cần thiết.

2. Chống thấm bugi

Nước mưa có thể thấm vào hệ thống đánh lửa, gây ảnh hưởng đến bugi và làm cho xe khó khởi động. Sử dụng dung dịch chống thấm đặc biệt cho các bộ phận liên quan đến bugi có thể giúp ngăn nước và hơi ẩm xâm nhập.

3. Lưu ý khi đi qua vùng ngập nước

Lưu ý khi xe đi qua vùng ngập nước
Lưu ý khi xe đi qua vùng ngập nước

Tránh lái xe qua vùng ngập sâu, vì nước có thể xâm nhập vào hệ thống động cơ, đặc biệt là bugi và các bộ phận điện. Nước vào động cơ có thể gây hiện tượng “thủy kích” làm hỏng động cơ nghiêm trọng.

4. Kiểm tra nắp che và dây cao áp

Nắp che bugi và dây cao áp cần phải kín và không có dấu hiệu nứt, mòn. Nếu các bộ phận này bị hư hỏng, nước có thể dễ dàng xâm nhập, gây ra lỗi đánh lửa.

5. Bảo dưỡng hệ thống điện

Hệ thống điện trong xe cũng dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm trong mùa mưa. Việc kiểm tra và bảo dưỡng các đầu dây điện, ổ cắm và các bộ phận khác giúp đảm bảo bugi hoạt động bình thường.

6. Luôn mang theo dụng cụ sửa chữa cơ bản

Luôn mang theo dụng cụ sửa chữa cơ bản
Luôn mang theo dụng cụ sửa chữa cơ bản

Nếu bugi bị ướt hoặc hỏng giữa đường, việc có sẵn các dụng cụ cơ bản sẽ giúp bạn tự xử lý tình huống khẩn cấp một cách nhanh chóng, tránh được những bất tiện lớn.

Lái xe vào mùa mưa đòi hỏi sự cẩn thận trong việc bảo trì các bộ phận như bugi để đảm bảo xe luôn hoạt động tốt và tránh được những rủi ro không mong muốn.

Thông tin về Bugi ô tô dễ hư hỏng, lái xe mùa mưa cần chú ý kẻo tốn tiền triệu sửa chữa, nếu cần tearu tư vấn thêm về các sản phẩm rửa và chăm sóc xe ô tô mùa mưa xin liên hệ về số Hotline: 0982 690 096.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *