Khi chọn mua một chiếc xe thanh lý thì việc xem cách kiểm tra nhanh xe ngập nước khi chọn xe cũ là một bước rất quan trọng để đảm bảo bạn không mua phải một chiếc xe hư hỏng nghiêm trọng. Dưới đây một số cách kiểm tra phanh xe ngập nước khi chọn xe cũ.
Cách kiểm tra nhanh xe ngập nước khi chọn xe cũ
Kiểm tra nhanh xe ngập nước là quá trình đánh giá tình trạng của xe sau khi đã vượt qua một vùng ngập nước hoặc điều khiển trong điều kiện ẩm ướt. Ngoài ra đây cũng là “mẹo” để mua được xe cũ tốt đồng thời có thể dựa vào một số điểm sau:
- Kiểm tra lịch sử sửa chữa và bảo dưỡng: Yêu cầu người bán cung cấp lịch sử sửa chữa và bảo dưỡng của xe. Nếu xe từng bị ngập nước, sẽ có những dấu hiệu như lỗi điện tử, chủ xe sẽ mất một khoản lớn khi sửa chữa hệ thống.
- Ngửi mùi bên trong xe: Xe đã bị ngập nước thường để lại mùi ẩm mốc vì nước đọng lại trên các khe hở, thảm, nội thất xe…Để nhận biết kỹ hơn, có thể ngồi bên trong xe và đóng tất cả các cửa và ngửi.
- Những điểm bị gỉ sét: Các điểm nên kiểm tra gỉ sét trong khi chọn mua một chiếc xe cũ bao gồm: Ốc vít, bản lề cửa, bản lề mui, lò xo trên mui…Nêu những điểm này có dấu hiệu rỉ sét thì có khả năng cao xe đã bị ngập nước trong thời gian dài.
- Các điểm đọng nước: Các chi tiết điện, đèn trên xe được làm kín với những gioăng cao su để chống chịu với thời tiết. Tuy nhiên khi xe bị ngập phần gioăng này sẽ không cản nước hoàn toàn. Do đó, các xe bị ngập nước thường lọt vào hệ thống đèn xe và khó xử lý triệt để.
- Tính năng của xe: Bước cuối để kiểm tra nhanh xe có bị ngập hay không là khởi động xe, lái thử và kiểm tra mọi tính năng và cảm giác lái. Các tính năng trên xe phải hoạt động ổn định, nhất là những hệ thống hỗ trợ lái/an toàn cần nhiều linh kiện điện tử như phanh khẩn cấp, ga tự động thích ứng.
- Kiểm tra bên trong hộp đen: Một số xe có hộp đen ghi lại dữ liệu khi xe xảy ra sự cố. Yêu cầu người bán cung cấp dữ liệu từ hộp đen để kiểm tra xem xe có từng bị ngập nước hay không.
- Kiểm tra trạng thái chìa khóa: Nếu chìa khóa bị oxi hóa hoặc có dấu hiệu ẩm ướt, có thể ngập nước đã gây hư hỏng đến hệ thống khóa cửa.
Ngoài những cách kiểm tra nêu trên, nếu bạn cảm thấy không tự tin kiểm tra một cách chính xác, hãy nhờ sự giúp đỡ của một kỹ thuật viên hoặc chuyên gia xe hơi trước khi quyết định mua xe cũ. Việc mua xe cũ có thể tiết kiệm chi phí ban đầu nhưng chọn một chiếc xe có vấn đề ngập nước có thể gây ra nhiều rắc rối và tố kém trong tương lai.
Tham khảo thông tin: Lý giải tại sao tài xế thường chọn màu trắng khi mua xe cũ?
Vì sao không nên mua xe ngập nước (thuỷ kích)?
Thường khi lựa chọn mua xe cũ, chủ xe thường tránh những xe từng ngập nước dù giá có thể rẻ hơn những loại xe khác. Xe ngập nước cũng là một quyết định rủi ro và không nên thực hiện vì một số lý do sau:
- Hỏng hóc nghiêm trọng, nước có thể gây hỏng hóc nghiêm trọng cho các bộ phận của xe như động cơ, hộp số, hệ thống điện, hệ thống đánh lửa….việc này có thể dẫn đến sự cố và chi phí sửa chữa khá đắt đỏ.
- Ảnh hưởng đến an toàn, nếu các hệ thống an toàn như túi khí, hệ thống phanh ABS và hệ thống kiểm soát ổn định đã bị hòng do ngập nước…điều này có thể gây nguy hiểm cho tài xế khi sử dụng xe trong trường hợp khẩn cấp hay dừng đột ngột.
- Oxy hóa và rỉ sét: Nước có thể gây oxy hóa và rỉ sứt cho các bộ phận kim loại bên trong xe, điều này làm cho xe cũ không bền bỉ hơn và có thể dẫn tới hư hỏng nặng.
- Mối mọt và mùi hôi: Nước trong xe ô tô lâu ngày không được xử lý có thể tạo mùi hôi khó chịu, việc loại bỏ phải dùng đến những loại dung dịch vệ sinh nội thất xe hơi chuyên dụng như: Vệ sinh nội thất Uiversal Cleaner, sáp thơm khử mùi Aroma Motor Sweet Fruit…
- Giá trị giảm sút: Xe đã từng ngập nước sẽ có giá trị giảm sút hơn, thậm chí còn khó bán
- Kiểm duyệt lưu thông: Nhiều quốc gia và khu vực có quy định kiểm duyệt lưu thông cho các xe đã từng ngập nước, điều này có thể khiến bạn gặp khó khăn khi đăng ký và lưu thông xe.
- Vấn đề bảo hiểm: Các công ty bảo hiểm có thể từ chối bảo hiểm cho các xe đã từng bị ngập nước hoặc tính phí bảo hiểm cao hơn.
Những chia sẻ trên về cách kiểm tra nhanh xe ngập nước khi chọn xe cũ, hy vọng hữu ích cho bạn trong việc mua và sử dung xe cũ hiệu quả.
Bài viết hữu ích: Chạy xe với tốc độ bao nhiêu thì tiết kiệm xăng nhất?