Táp lô là bộ phận được đặt ngay trong khoang hành khách và chứa nhiều thông tin liên quan trực tiếp đến các cảnh báo an toàn khi di chuyển của xe ô tô. Dù được che chắn khá kỹ nhưng đây lại là bộ phận dễ phai màu, hư hỏng, vậy nguyên nhân khiến bề mặt bảng táp-lô nhanh xuống cấp do đâu? Cũng Tearu theo dõi ngay nội dung sau đây để biết thêm chi tiết.
Nguyên nhân khiến bề mặt bảng táp-lô nhanh xuống cấp
Nhiệt độ chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng biến dạng bảng táp-lô. Ngoài ra, môi trường có độ ẩm cao cũng có thể khiến cho những loại vật liệu ở trong bảng điều khiển có thể trở nên giòn và rạn nứt theo thời gian. Bên cạnh đó, bảng điều khiển có thể trở nên giòn hơn và rạn nứt theo thời gian.
Bên cạnh đó, bảng điều khiển táp lô cũng có thể bị nấm mốc, bốc mùi hôi khó chịu khi phải liên tục tiếp xúc với độ ẩm cao. Nhiệt độ và độ ẩm cao khiến cho táp – lô xe không còn đẹp như khi xe mới mua về. Do đó, những chiếc xe thường xuyên đỗ ngoài trời trong thời gian dài thì bành điều khiển sẽ dẫn đến tình trạng bị nứt vỡ, xuống cấp hoặc hư hại nhiều hơn.
Nếu bảng điều khiển xe được làm từ bất kỳ một loại vật liệu nào đó khác bên cạnh chất liệu nhựa cứng, thì người người dùng có thể cân nhắc đến việc lựa chọn nơi đỗ xe ở khu vực có bóng râm, mái che, không khí thoáng mát để khắc phục tối đa tình trạng này.
Bên cạnh đó, vật liệu chế tạo bảng điều khiển cho những mẫu xe ô tô cũ có thể không được bền, chắc chắn như loại xe hiện đại. Vì thế, tuổi thọ của xe cũng là một trong những yếu tố khiến cho bảng điều khiển bị rạn nứt, giòn hơn và hư hỏng. Sử dụng dụng cụ chăm sóc xe sai kỹ thuật cũng là điều khiến taplo nhanh chóng xuống cấp, với taplo bạn cần ưu tiên sử dụng những dụng cụ chuyên dụng như: Bàn chải lông đuôi ngựa, khăm mềm để lau chìu sẽ hạn chế được những tổn thương trên bề mặt
Nếu chỉ lái xe trong thành phố và đường cao tốc, bảng điều khiển bẩn và hư hỏng sẽ không ảnh hưởng đến các bộ phận cơ khí của ô tô trừ khi thiệt hại quá lớn đến mức các nút bấm và tấm ốp bắt đầu bong ra. Hầu hết các bảng điều khiển sẽ trở nên nhẵn bóng khi xuống cấp và thậm chí có thể phát ra mùi hôi khiến tài xế mất tập trung khi đang lái xe.
Ánh sáng chiều vào về mặt táp lô bị xuống cấp có thể phản chiếu và gây ra chói mắt. Đây là lý do tại sao hầu hết bề mặt bảng táp lô trên ô tô được hoàn thiện bằng loại vật liệu sần và nhám để gây không phản chiếu ánh sáng thay vì bề mặt bóng.
>>> Bài viết đề xuất: Vì sao mặt táp lô của ô tô thường có màu tối?
Quy trình vệ sinh taplo xe ô tô chuyên nghiệp
Để duy trì về mặt taplo luôn sạch sẽ tránh xuống cấp nhanh chóng, hãy thực hiện vệ sinh định kỳ. Tùy theo mức độ sử dụng và tình trạng bề mặt taplo, bạn có thể vệ sinh hàng tuần hoặc hàng tháng.
Taplo ô tô là nơi dễ bị dính bẩn, từ bụi bặm đến mồ hôi tay. Đây là những vị trí nhạy cảm, do đó việc vệ sinh đòi hỏi sự cẩn trọng và kỹ lưỡng để đảm bảo một bề mặt sạch hoàn toàn. Chính vì vậy, quy trình vệ sinh taplo cơ bản cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Làm sạch bề mặt bằng khăn mềm khô để tránh trầy xước
- Bước 2: Sau khi loại bỏ bụi bẩn bên ngoài, kỹ thuật viên sẽ sử dụng dung dịch vệ sinh taplo xe ô tô nhập khẩu chính hãng. Dung dịch này được phun lên một khăn mịn và nhẹ nhàng lau sạch bề mặt cần vệ sinh.
- Bước 3: Sau khi lau bằng dung dịch, kỹ thuật viên sẽ sử dụng một tấm vải cotton và xịt một lượng nhỏ chất bảo vệ vật liệu nhựa. Sau đó, lau trực tiếp lên bề mặt taplo và để dung dịch thẩm thấu trong 10 phút. Tiếp theo, dùng một khăn mềm khô khác để lau lại bề mặt cho đến khi nó trở nên sạch sâu và sáng bóng.
Lưu ý: Chọn những sản phẩm tẩy rửa đặc biệt dành cho taplo ô tô để tránh gây hại cho bề mặt. Nên tránh sử dụng các chất tẩy rửa có cồn hoặc dung môi mạnh, vì chúng có thể làm hỏng hoặc làm mất mày bề mặt taplo.
Trên là những thông tin về nguyên nhân khiến bề mặt bảng táp-lô nhanh xuống cấp, hy vọng có thể giúp bạn tìm được trả lời thỏa đáng nhất. Đừng quên liên hệ 0982 690 096 nếu bạn quan tâm đến dung dịch và dụng cụ chăm sóc xe chuyên nghiệp tại Tearu bạn nhé!
>> Xem thêm: Nguyên nhân gây ra mùi hôi trên xe hơi bạn nên biết