Mở đèn pha xe máy trong thành phố bị phạt bao nhiêu?

Tóm Tắt Bài Viết

Việc sử dụng đèn pha sai cách là nguyên nhân dẫn đến những tai nạn không đáng có, bên cạnh đó người điều khiển cũng có thể bị phạt tiền do lỗi trên. Vậy để biết mở đèn pha xe máy trong thành phố bị phạt bao nhiêu? thì bạn hãy theo dõi nội dung ngay sau đây.

Mở đèn pha xe máy trong thành phố bị phạt bao nhiêu?

Mở đèn pha xe máy trong thành phố bị phạt bao nhiêu?
Mở đèn pha xe máy trong thành phố bị phạt bao nhiêu?

Đèn pha xe máy là gì?

Đèn pha xe máy
Đèn pha xe máy

Đèn chiếu xa hay còn gọi là đèn pha có cường độ ánh sáng mạnh, chiếu xa hơn và tầm nhìn cao hơn. Giúp người điều khiển xe thấy được chướng ngại vật và các biển báo từ xa. Tuy nhiên chế độ đèn này sử dụng khi đi đường trường, cao tốc nếu sử dụng trong đô thị, nơi đông dân cư sẽ gây lóa mắt và mất tầm nhìn cho các phương tiện đi ngược chiều, dẫn đến tai nạn không đáng có.

Hành vi đèn pha xe máy trong thành phố bị phạt bao nhiêu?

Hành vi bật đèn pha xe máy vào ban đêm trong thành phố tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông. Và không ít những vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra vì lỗi mở đèn pha trong thành phố.

Mức phạt cho hành vi bật đèn chiếu xa trong đô thị
Mức phạt cho hành vi bật đèn chiếu xa trong đô thị

Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt cho hành vi bật đèn chiếu xa trong đô thị được quy định như sau: 

  • Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng nếu mở đèn pha khi tránh xe ngược chiều, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư hoặc không sử dụng đèn chiếu sáng khi trời tối/sương mù/thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

Cũng theo quy định này thì người điều khiển xe phải bật đèn xe khi di chuyển trong khoảng thời gian từ 19 giờ từ ngày hôn trước đến 5 giờ sáng ngày hôm sau trong điều kiện thời tiết xấu, bị hạn chế tầm nhìn. Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (Trước đó là 80.000 – 100.000 đồng)

Không chỉ dừng lại ở việc bị phạt tiền mà mở đèn pha sai cách thì đèn chiếu xa có thể gây lóa mắt cho những xe khác và rất dễ gây tai nạn, vậy nên khi sử dụng đèn xe bạn cần lưu ý.

Khi nào được phép mở đèn pha xe máy trong thành phố?

Đèn pha chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết
Đèn pha chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết

Để tránh mắc lỗi khi sử dụng đèn pha xe máy thì tùy từng trường hợp mà bạn có thể linh động sử dụng như sau:

  1. Khi cần sang đường hoặc cần vượt xe hay nhắc nhở xe khác tắt đèn pha, sử dụng theo cách nháy đèn/tắt-mở đèn liên tục để báo hiệu.
  2. Khi di chuyển tại cung đường vắng xe vào ban đêm bạn có thể sử dụng đèn pha để tăng tầm quan sát. Khi gặp xe chạy ngược chiều thì bạn cần chuyển sang chế độ chiếu gần để đảm bảo an toàn.
  3. Khi muốn sử dụng đèn pha để xin nhường đường thì chỉ nên nháy đèn 1 hoặc 3 lần, không nên lạm dụng.
  4. Sử dụng đèn pha khi muốn xe phía trước nhường đường để vượt lên phía trước một cách an toàn khi có một việc gấp cần phải đi nhanh
  5. Sử dụng đèn pha khi di chuyển trong điều kiện đường vắng, trời tối để đảm bảo khả năng quan sát.

Đèn pha chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết và không nên lạn dụng, sử dụng với mục đích không cần thiết, tránh để ảnh hưởng tới người khác và đảm bảo an toàn cho chính mình khi tham gia giao thông.

Thông tin hữu ích: Cảnh báo những vị trí trên xe ô tô không nên tùy tiện trang trí

Trên là những chia sẻ về việc “Mở đèn pha xe máy trong thành phố bị phạt bao nhiêu?” mà chúng tôi gửi tới bạn. Đừng quên để lại bình luận và liên hệ chúng tôi nếu cần giải đáp thắc mắc nào thêm bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *