Những sơ suất có thể làm hỏng động cơ và dàn gầm

Tóm Tắt Bài Viết

Xe ô tô chạy lâu ngày một số số tài xế sẽ ít quan tâm đến động cơ và các vấn đề về dàn gầm. Những sơ suất có thể gặp phải khiến ảnh hưởng đến các chi tiết và bộ phận bên trong dẫn đến tình trạng sửa chữa tốn kém. Cùng tìm hiểu những sơ suất có thể làm hỏng động cơ và dàn gầm qua bài viết bên dưới nhé!

Những sơ suất có thể làm hỏng động cơ và dàn gầm

Những sơ xuất có thể làm hỏng động cơ và giàn gầm
Những sơ xuất có thể làm hỏng động cơ và giàn gầm

Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp những sơ suất có thể làm động cơ và dàn gầm cho mọi người tham khảo:

1. Quên lịch thay dầu

Một số tài xế thường quên lịch thay dầu
Một số tài xế thường quên lịch thay dầu

Thông thường, sổ tay hướng dẫn sử dụng xe của nhiều nhà sản xuất khuyến cáo nên thay dầu bôi trơn động cơ sau khoảng 5.000km hoặc 10.000km (tùy thuộc vào loại dầu) tương đương với 3 tháng hoặc 6 tháng tùy theo điều kiện nào đến trước.

Tuy nhiên trên thực tế nhiều chủ xe thờ ơ với khuyến cáo này và để lại những hậu quả đáng tiếc.

Dầu trong động cơ bị biến chất mà không được thay thế kịp thời có thể bị cháy, thành chất sền sệt như bùn hoặc như muội than. Chất cặn dầu cháy sẽ bám vào các chi tiết máy, làm bó máy. Nguy hiểm nhất bám vào xéc-măng dầu, gây kẹt xéc-măng, hở buồng đốt, động cơ có khói dầu và nặng là không thể vận hành.

>>> Tìm hiểu: Tác hại khi không thay dầu nhớt ô tô định kỳ

2. Đổ nhầm nhiên liệu

Đổ nhầm nguyên liệu cũng là một nguyên nhân
Đổ nhầm nguyên liệu cũng là một nguyên nhân

Sự cố này không nhiều nhưng cũng có thể xảy ra và gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu đổ nhầm dầu vào xăng, tùy vào lượng xăng còn lại trong bình mà xe có thể chạy được hay không.

Nếu lượng xăng còn nhiều mà lượng dầu đổ thêm vào ít thì xe vẫn có thể nổ được nhưng chạy sẽ không bốc, còn nếu lượng dầu đổ vào quá nhiều thì xe sẽ không nổ được hoặc nổ được nhưng lịm dần rồi chết máy. Để đề phòng việc nhầm lẫn, bạn có thể dán đề can loại nhiên liệu cho xe ở miệng bình nhiên liệu.

Tương tự là sự nhầm lẫn khi đổ nước vào dầu động cơ, điều này cũng sẽ khiến khi khởi động động cơ, xe sẽ chết máy.

>>> Xem ngay: Cách xử lý khi đổ nhầm xăng vào động cơ chạy dầu an toàn

3. Quên hạ phanh tay

Quên hạ phanh tay
Quên hạ phanh tay

Sẽ có hai trường hợp xảy ra: hoặc quên hạ phanh tay, hoặc có hạ nhưng chưa hạ hẳn khiến phanh tay vẫn ăn nhẹ. Tuy nhiên, dù là trường hợp nào thì điều này cũng gây những thiệt hại nặng nề.

Trên phần lớn các loại xe ô tô hiện nay, hệ thống má phanh dừng (phanh tay) sử dụng loại phanh đĩa hoặc tăng-bua, được thiết kế độc lập hoặc kết hợp với hệ thống phanh chính, nhưng tất cả vẫn nằm trong cụm phanh sau.

Khi má phanh dừng vẫn còn sát vào tăng-bua hoặc đĩa phanh (quên hạ phanh tay hoặc hạ chưa hết), ma sát lớn giữa má phanh và tăng-bua hoặc đĩa phanh sẽ sinh nhiệt rất lớn khi xe chạy, làm cho má phanh có thể bị cháy.

4. Chưa nhả hết côn đã tiếp ga

Chưa nhả hết côn đã tiếp ga
Chưa nhả hết côn đã tiếp ga

Trên các dòng xe đời cũ trang bị hộp số sàn, nhiều người truyền cho nhau kinh nghiệm điều khiển “côn ra, ga vào” (ý là mỗi khi chuyển số rồi khi từ từ nhả côn thì cũng cần nhồi ga). Một số người đã áp dụng thói quen này khi sử dụng các dòng xe đời mới nên đã vô tình dẫn đến tình trạng xe bị cháy côn.

Các loại xe số tay thế hệ mới của các hãng gần đây thường được cải tiến với các động cơ có công suất và mô-men xoắn lớn. Chính vì vậy, khi chạy xe, người lái chỉ cần từ từ nhả côn mà không cần đỡ ga khi bắt đầu khởi hành, kể cả với mặt đường có độ nghiêng (dốc) thấp mà động cơ vẫn không bị chết máy, chỉ tiếp ga khi côn đã được nhả hết.

Nếu côn chưa nhả hết mà đã tiếp ga vào thì động cơ có mô-men xoắn quá lớn và vượt quá hệ số bám của lá côn sẽ dẫn đến cháy côn.

Bảo dưỡng động cơ ô tô như thế nào là chuẩn?

Chú ý về việc thường xuyên bảo dưỡng động cơ ô tô
Chú ý về việc thường xuyên bảo dưỡng động cơ ô tô

Động cơ được xem như “lá phổi” của chiếc xe, giữ vai trò trung tâm trong việc duy trì khả năng vận hành. Thay vì chờ tới lúc gặp phải trục trặc, hỏng hóc mới đem xe đi sửa chữa thì đã quá muộn, chủ sở hữu xe nên tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng động cơ ô tô thường xuyên để phát hiện những nguy cơ khiến động cơ xuống cấp và thay thế kịp thời.

Thay dầu thường xuyên

Cần thay dầu thường xuyên
Cần thay dầu thường xuyên

Khi động cơ làm việc, các bộ phận đều cần được bôi trơn, và đó là chức năng của các loại dầu nhớt (một trong những thứ cần bảo dưỡng). Theo thời gian, dầu động cơ dần dần thoái hóa làm mất đi hiệu quả bôi trơn như ban đầu, mức dầu cũng từ từ giảm xuống, nên bạn cần bảo dưỡng động cơ ô tô ngay lập tức. Nếu bạn không bổ sung thêm dầu hoặc thay dầu đúng thời điểm, quá trình ma sát sẽ làm hao mòn các chi tiết cơ khí, động cơ dễ bị nhiễm bẩn hoặc quá nóng có thể gây ra những thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng.

Đó là lý do tại sao chủ xe cần phải thường xuyên kiểm tra mức dầu máy. Việc kiểm tra dầu máy bằng tay hoàn toàn đơn giản và không mất quá nhiều thời gian, người sử dụng xe có thể tham khảo từ những kỹ thuật viên hoặc những người có kinh nghiệm để thực hiện đúng cách. Trung bình, cứ khoảng 2000km thì nên kiểm tra, bổ sung thêm nếu thiếu dầu và thay dầu mỗi 5.000km.

Kiểm tra hệ thống làm mát

Kiểm tra hệ thống làm mát
Kiểm tra hệ thống làm mát

Nhiên liệu bị đốt cháy trong động cơ sản sinh ra rất nhiều nhiệt, kiểm soát nhiệt độ động cơ ở mức trung bình là công việc của hệ thống làm mát. Vì lý do này, giữ mực nước làm mát động cơ ở mức quy định luôn được đặt lên hàng đầu. Hãy kiểm tra mực nước làm mát thường xuyên, bổ sung khi thấy xuống thấp mức tiêu chuẩn. Thông thường, việc kiểm tra dung dịch làm mát được thực hiện mỗi 1.500km và tiến hành thay mới khi xe chạy trung bình 20.000km.

Kiểm tra hệ thống lọc khí

Bên cạnh nhiên liệu, không khí cũng là thành phần thiết yếu giúp động cơ hoạt động ổn định. Không khí cần phải được đi vào động cơ liên tục, không hạn chế và không đứt đoạn. Bộ lọc không khí giữ tất cả những thứ bên ngoài như côn trùng, lá cây và bụi bẩn xâm nhập vào bên trong động cơ. Sau quá trình dài sử dụng, bộ lọc này có thể bị tắc vì quá nhiều bụi bẩn và cần phải được thay thế. Tùy thuộc vào thói quen của lái xe và điều kiện đường xá, tuổi đời của bộ lọc không khí thường khác nhau, trung bình khoảng 20.000km.

Thay bộ phận lọc nhiên liệu

Thay bộ phận lọc nhiên liệu
Thay bộ phận lọc nhiên liệu

Một bộ lọc mới sẽ đảm bảo cho nguồn nhiên liệu sạch đi vào động cơ, góp phần nâng cao hiệu quả đốt cháy. So với các bộ phận khác, bộ lọc nhiên liệu không nằm tách biệt và lộ ra ngoài nên rất khó để tự kiểm tra và sửa chữa. Nếu không gặp phải trường hợp bất thường nào, cứ mỗi 20.000km, bạn nên đem xe đến trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra và thay thế.

Thay bugi và hệ thống dây điện( rất quan trọng trong việc bảo dưỡng động cơ ô tô)

Một cách đơn giản để chủ động bảo vệ động cơ của xế cưng là thay bugi và hệ thống dây điện, một việc không mất quá nhiều thời gian và tiền bạc. Hầu hết các nhà sản xuất đều khuyến cáo người dùng xe nên thay đổi đồng thời cả bugi lẫn hệ thống dây điện mỗi 50.000km để đảm bảo sự nhất quán trong việc đánh lửa và đốt nhiên liệu, một số có thể lâu hơn tùy thuộc vào điều kiện sử dụng.

Lưu ý các tín hiệu cảnh báo

Có vẻ như đây chỉ là một việc hiển nhiên, nhưng đa phần tài xế Việt lại không hề chú trọng đến. Một số đèn cảnh báo chỉ đơn giản là thông tin cho chủ xe về một trục trặc hệ thống chung, xác định hỏng hóc như thế Thnào thì phải đem đi kiểm tra mới biết được. Điều này có nghĩa là khi đèn cảnh báo sáng, hoặc chiếc xe đã gặp một rắc rối thực sự, hoặc đơn giản chỉ là một cảm biến nhỏ đã hỏng khiến xe không hoạt động ở trạng thái tốt nhất.

Thông tin trên chúng tôi mong rằng sẽ cung cấp thêm thông tin cho mọi người, công ty Tearu Việt Nam chuyên cung cấp thiết bị, dụng cụ rửa và chăm sóc xe chuyên nghiệp, liên hệ ngay để được tư vấn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *