Xe bị mất nước làm mát nhưng không có dấu hiệu rò rỉ do đâu?

Xe bị mất nước làm mát nhưng không có dấu hiệu rò rỉ, nguyên nhân do đâu? – Thông thường sau từ 2 – 3 năm hoặc 40.000 – 50.000 km lăn bánh mới phải thay nước làm mát. Tuy nhiên, hỏng hóc ở hệ thống làm mát là một trong những nguyên nhân chính khiến ô tô bị hỏng trên đường cao tốc. Nếu xe của bạn bị mất nước làm mát nhưng không có dấu hiệu rò rỉ thì theo dõi nội dung sau để kịp thời khắc phục.

Xe bị mất nước làm mát nhưng không có dấu hiệu rò rỉ, nguyên nhân do đâu?

Xe bị mất nước làm mát nhưng không có dấu hiệu rò rỉ, nguyên nhân do đâu?
Xe bị mất nước làm mát nhưng không có dấu hiệu rò rỉ, nguyên nhân do đâu?

Những nguyên nhân gây ra vấn đề này phần lớn là do quá trình chăm sóc bảo dưỡng kém, các thành phần bên trong hệ thống bị lỗi hoặc do cách lái xe cũng khiến chất làm mát bị mất nhanh.

Những chiếc xe cũ thường dễ gặp phải hiện tượng hao nước làm mát hơn là xe mới, khi các bộ phận bên trong bị hao mòn theo thời gian. Ví dụ gioăng phớt không còn khít nữa. Chúng bị rò rỉ mà hầu như tài xế không phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào, trong trường hợp này nước làm mát bị hao hụt từng chút một và đều đặn.

Nguyên nhân tiếp theo, châm thừa/châm thiếu nước làm mát, khi chất làm mát nóng lên, sẽ nở ra. Nếu đổ đầy bình, nước làm mát sẽ tràn ra khỏi bình vào các bộ phận khác của động cơ. Khi đi vào khoang động cơ có thể gây ra nhiều thiệt hại cho các bộ phận điện và hệ thống dây điện. Ngược lại, nếu châm thiếu nước làm mát sẽ làm động cơ quá nóng, dễ xảy ra hiện tượng quá nhiệt.

Hiện tượng quá nhiệt và sự hao hụt nước làm mát ô tô có mối quan hệ với nhau. Như chúng ta đã biết, mất nước làm mát sẽ làm động cơ quá nhiệt nhưng quá nhiệt cũng làm hụt mức nước làm mát. Do vậy, tài xế chỉ cần đổ nước làm mát trong giới hạn vạch Max (Full) và Min (Low).

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như xe chở đồ nặng, leo dốc thường xuyên; nắp tản nhiệt bị mòn; hệ thống tuần hoàn khí xả (EGR) bị lỗi; bơm bị mòn.

Có thể bạn chưa biết Cách kiểm tra nước làm mát ô tô đơn giản ngay tại nhà

Xe bị hao mòn nước làm mát ảnh hưởng như thế nào?

Xe bị hao mòn nước làm mát ảnh hưởng như thế nào?
Xe bị hao mòn nước làm mát ảnh hưởng như thế nào?

Hệ thống làm mát của ô tô được ví như cơ chế tỏa nhiệt ở cơ thể con con người, có chức năng điều tiết nhiệt độ động cơ và các bộ phận khác. Khi xe bị hao mòn nước làm mát có thể dẫn đến những hiện tượng sau:

  1. Xe khó khởi động, rung giật: Nước làm mát lọt vào buồng đốt khiến cho động cơ bị rung giật và khó khởi động.
  2. Mùi khét xuất hiện: Xe ô tô bị hao nước làm mát khiến cho phương tiện có mùi khét khi vận hành, bốc khói, ì máy, chết máy…Tình trạng này xảy ra do lượng nhiệt ở động cơ tăng cao, nước làm mát bị cạn dẫn đến tình trạng phớt bị cháy.
  3. Nước cũng đóng vai trò trong việc giảm mài mòn giữa các bộ phận của động, khi mức nước giảm có thể tăng nguy cơ mài mò và hỏng hóc các bộ phận quan trọng như bạc đạn và piston.
  4. Khi hệ thống làm mát không hoạt động đúng cách, hiệu suất của động cơ giảm sút. Điều này có thể dẫn đến tăng tiêu thụ nhiên liệu, mất công suất và làm giảm tuổi thọ của động cơ.
  5. Nước làm mát chịu áp lực và nhiệt độ cao, nếu mức nước giảm, áp lực có thể tăng, gây hao mòn và giảm hỏng hóc các bộ phận của hệ thống làm mát như bơi lọc, đồng hồ nhiệt độ và các đường ống.

Ngoài ra, mức nhiệt tăng cao làm cho máy bị bó, mặt quy lát bị vênh và gioăng cao su cửa bị hỏng. Nghiêm trọng hơn nữa, nước sẽ tràn vào piston khiến động cơ bị hỏng và gãy tay biên.

Những bước thay nước làm mát trên ô tô tại nhà

Bổ sung các dung dịch bôi trơn, làm mát trên xe
Bổ sung các dung dịch bôi trơn, làm mát trên xe

Theo khuyến cáo từ nhiều đơn vị sản xuất, xe nên được thay nước làm mát khi di chuyển 40.000 – 50.000 km (tương đương từ 4 – 5 năm sử dụng). Tuy nhiên, nếu xe thường xuyên di chuyển dưới môi trường khắc nghiệt, hãy bổ sung dung dịch sớm hơn nhằm đảm bảo khả năng vận hành hiệu quả nhất. Chủ xe có thể tự tiến hành thay dung dịch làm mát ngay tại nhà chỉ với 8 bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ bao gồm, nước sạch, dung dịch làm mát, tua vít, đèn bấm, phễu thay nước, chậu dùng để đựng nước làm mát xả bỏ, trang phục bảo hộ (gang tay, kính). Trước khi tiến hành vệ sinh két nước, xe phải được tắt máy và để động cơ nguội hẳn.
  • Bước 2: Xả sạch nước làm mát ô tô cũ trong hệ thống, sau khi động đã giảm nhiệt, tiến hành mở nắp bình tàn nhiệt và nhấc xe lên. Sau đó, dùng mở lỗ thoát nước và đặt chậu ở phía dưới đáy bình tản nhiệt để hứng nước mát cũ chảy ra.
  • Bước 3: Khi nước làm mát đã chảy hết, đóng lỗ thoát nước và thực hiện súc rửa bình tản nhiệt. Sau đó, đổ đầy nước lọc và đậy nắp lại. Tiếp theo, tiến hành khởi động phương tiện trong khoảng 5 phút để lượng nước có thể lưu chuyển trong hệ thống làm mát. Thực hiện lặp lại thao tác này 2 lần để đảm bảo hệ thống làm mát được vệ sinh sạch sẽ. Cuối cùng, xả toàn bộ lượng nước cặn bẩn đã vệ sinh trong bình tản nhiệt ra bên ngoài.
  • Bước 4: Pha hỗn hợp nước làm mát ô tô, sau khi bình chứa đã được rửa sạch, tiến hành pha hỗn hợp nước làm mát ô tô. Để đạt hiệu quả, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm với dung dịch.
  • Bước 5: Đổ hỗn hợp nước làm mát ô tô đã pha chế vào trong bình chứa chính và phụ 
  • Bước 6: Khởi động phương tiện cho đến khi bình nhiệt sủi bọt khí và nước làm mát bắt đầu rút dần. Trong suốt quá trình trên, cần theo dõi kim chỉ nhiệt để đảm bảo nền nhiệt luôn ở mức tiêu chuẩn.
  • Bước 7: Sau khi nước làm mát đã rút xuống, bắt đầu tiến hành châm đầy cả hai bình chính và phụ.
  • Bước 8: Sử dụng phễu để thu gom nước làm mát cũ và xử lý chất loại thải đúng theo quy định.

Trên là những thông tin về việc xe bị mất nước làm mát nhưng không có dấu hiệu rò rỉ, nguyên nhân do đâu? – Khách hàng cần tư vấn gì thêm hãy liên hệ ngay công ty TEARU Việt Nam qua số: 0982 690 096  hoặc 0905 007 066!

>>> Bài viết đề xuất: Bao lâu thì thay nước làm mát xe Air Blade 1 lần?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *