Tại Mỹ, luật về vị trí ngồi của trẻ em do các tiểu bang tự quy định, nhưng đa phần hạn chế độ tuổi, chiều cao, cân nặng cho các vị trí ngồi và loại ghế trong ô tô. Tại Việt Nam, vì sao không nên cho trẻ em ngồi ghế trước ô tô? Để giải đáp thắc mắc này, hãy xem ngay bài viết sau đây.
Vì sao không nên cho trẻ em ngồi ghế trước ô tô?
Theo chuyên gia, ghế trước của ô tô là các vị trí nguy hiểm nhất trên ô tô trong những trường hợp va chạm. Bởi lẽ, khu vực ghế trước sẽ tiếp xúc gần và trực tiếp với các chướng ngại vật hoặc nguyên nhân gây tai nạn hơn so với những vị trí ghế phía sau xe. Do vậy, rủi ro tiềm ẩn cũng cao hơn.
Bên cạnh đó, hệ thống an toàn chính của ô tô, bao gồm túi khí và dây an toàn ở khu vực ghế trước được các nhà sản xuất bố trí nhằm bảo vệ người ngồi ở các vị trí này, nhưng thiết kế các hệ thống này chủ yếu cho đối tượng là người lớn.
Về cấu trúc sinh học, trẻ nhỏ cũng có tỉ lệ đầu lớn so với cơ thể nên khó giữ thăng bằng hơn người trưởng thành. Chính vì vậy, trẻ nhỏ dễ bị sai tư thế vào thời điểm túi khí bung ra, nên có thể bị chấn thương nghiêm trọng.
Dây đai an toàn vừa vặn với người lớn, trẻ con có thể bị lọt ra ngoài, lao đầu về phía trước khi có va chạm, nặng hơn là chấn thương nghiêm trọng. Bộ Công an đã đưa nội dung này vào dự thảo luật, việc này nhằm bảo vệ sự an toàn cho trẻ em trên ô tô.
Ngoài ra còn một nguyên nhân khác dẫn đến việc không nên để trẻ em ngồi ở phía trước đó là khả năng tự chủ và ý thức hành vi của trẻ. So với người lớn, trẻ nhỏ chưa thể hoàn thiện khả năng suy nghĩ và kiểm soát hành vi. Hơn nữa, trẻ em thường có tính hiếu động, tò mò. Vì vậy, nếu ngồi ở hàng ghế trước dễ gây phiền phức, rối loạn và mất tập trung cho người lái, dễ ấn đến tai nạn.
>> Xem thêm: Những bộ phận dễ bị lấy cắp trên ô tô mà cánh tài xế nên biết
Để trẻ em ngồi ghế trước có phạm luật không?
Tại Việt Nam, pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về trường hợp để trẻ em ngồi ghế phụ phía trước hay thậm chí là ngồi cùng ghế lái với tài xế.
Luật giao thông đường bộ 2008 chỉ quy định: “Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong ô tô phải thắt dây an toàn”. Đồng nghĩa, đến nay vẫn chưa có điều khoản quy định cụ thể về đối tượng được phép và không được phép ngồi ở các vị trí ghế trước. Như vậy, việc cho trẻ ngồi ghế phụ phía trước hoặc cùng ngồi ghế lái hiện không tính là hành vi vi phạm.
Mặc dù vậy, việc để trẻ em ngồi ở các vị trí ghế trước trên xe là cực kỳ nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ, phụ huynh nên sắp xếp cho trẻ em ngồi hàng ghế sau. Hơn nữa, cần trang bị ghế an toàn dành riêng cho trẻ em.
Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2020 quy định: “Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc dưới 1.35 mét được chở trên ô tô chở người không được ngồi ở hàng ghế trước (vị trí ghế cạnh người lái xe) khi tham gia giao thông đường bộ, trừ trường hợp đối với xe chỉ có một hàng ghế.
Đối với trẻ em dưới 4 tuổi phải được chở bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em. Người la lái xe có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thắt dây an toàn cho trẻ em”. Với quy định trên cũng cần xem xét đảm bảo phù hợp khi áp dụng tại vì Việt Nam vì quy định độ tuổi 12 tuổi thì rất khó xác định do thiếu giấy tờ để kiểm tra.
Đối với đề xuất trẻ em dưới 4 tuổi phải ngồi ghế thiết kế riêng, hiện không phải tất xả ô tô nhập khẩu hay sản xuất trong nước đều có đủ móc an toàn ghế sau cho trẻ em. Các đơn vị cung cấp ghế an toàn cho trẻ em dưới 4 tuổi chưa có, chủ yếu người dùng mua tại các cửa hàng kinh doanh tự phát trên thị trường.
Mặt khác, các cơ quan luật pháp cũng cần nghiên cứu kỹ về khả năng áp dụng quy định vào thực tế đời sống, nếu không đáp ứng được khả năng này thì có thể sẽ gây khó khăn, thêm phức tạp cho lực lượng chức năng khi triển khai thực hiện
Những chia sẻ về việc vì sao không nên cho trẻ em ngồi ghế trước ô tô, hy vọng có thể giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng. Đừng quên liên hệ Tearu nếu bạn cần tư vấn thêm về Thiết bị – Dụng cụ – Dung dịch rửa xe chính hãng bạn nhé!