[Tips] Vượt thế nào để đảm bảo an toàn trên đường đèo dốc?

Tóm Tắt Bài Viết

Trong quá trình lái xe ô tô, đặc biệt là đối với các tay lái mới thì một trong những kỹ năng còn yếu đó là khả năng vượt trên đường đèo. Việc vượt trên đường đèo dốc có thể rất nguy hiểm và đòi hỏi sự cảnh giác và thận trọng cao. Để đảm bảo an toàn dưới đây là giải đáp vượt thế nào để đảm bảo an toàn trên đường đèo dốc bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Vượt thế nào để đảm bảo an toàn trên đường đèo dốc?

Không nên rà phanh liên tục

[Tips] Vượt thế nào để đảm bảo an toàn trên đường đèo dốc?
[Tips] Vượt thế nào để đảm bảo an toàn trên đường đèo dốc?

Khi chạy ở những địa hình dốc núi, nhiều tài xế có xu hướng sử dụng phang liên tục để hãm tốc độ. Tuy nhiên đây lại là thói quen và kỹ năng lái không có lợi cho xe. Rà phanh liên tục sẽ khiến má phanh nóng, dẫn tới mất ma sát, có thể cháy may-ơ và làm giảm tác dụng của phanh.

Để hãm tốc độ khi xe đổ đèo, nên trau dồi kỹ năng dùng số kết hợp với phanh. Phanh hoạt động tốt nhất sau khi đã về số hoặc phải giảm tốc độ khẩn cấp. Tuy nhiên, ngay cả khi phải dùng để giảm tốc độ cũng cần tránh phanh gấp, đặc biệt lúc xe đang vào góc nghiêng.

Dùng lực hãm của động cơ xe để giảm tốc độ

Cách hiệu quả nhất là chuyển cần số về thấp
Cách hiệu quả nhất là chuyển cần số về thấp

Cách hiệu quả nhất là chuyển cần số về thấp. Theo nhiều tài xế có kinh nghiệm lái xe lâu năm, khi xuống dốc hay đổ đèo nên đi ở cấp số bằng hoặc thấp hơn cấp số vận hành khi điều khiển xe lên dốc.

Lực hãm xe ở số thấp có hiệu quả cao hơn rất nhiều so với hệ thống phanh. Trước khi đổ đèo hoặc xuống dốc, người lái phải về số thấp tránh trường hợp không thể điều khiển về số được nữa khi chiếc xe đã trôi dốc ở tốc độ cao.

Quan sát đồng hồ lái, nhiệt độ nước làm mát

Thay đổi nước làm mát định kỳ
Thay đổi nước làm mát định kỳ

Khi lái xe trên đèo dốc, động cơ của xe sẽ làm việc nặng hơn so với khi đi trên đường bằng phẳng, kiểm tra nước làm mát ô tô và động cơ để chúng hoạt động hết công suất, đảm bảo xe không quá nhiệt.

Vì thế cần quan sát mức nhiệt độ nước làm mát động cơ nằm ở mức an toàn. Nếu động cơ của xe quá nóng nên dừng lại ở những đoạn đường trống, tầm nhìn thông thoáng để xe tạm nghỉ trước khi xuất phát trở lại.

Chế độ sang số bằng tay

Chế độ sang số bằng tay
Chế độ sang số bằng tay

Với xe số tự động, tài xế cần chuyển về chế độ sang số bằng tay, được ký hiệu D1, D2… Hoặc dấu (+) và (-) tùy theo loại xe để giảm cấp số của xe về số thấp. Một số loại xe còn trang bị lấy chuyển số trên vô lăng để tăng hoặc giảm số, tài xế cần tham khảo kỹ hướng dẫn sử dụng để xử lý trong trường hợp cần thiết.

Hạn chế ôm vạch chia đường

Hạn chế ôm vạch chia đường
Hạn chế ôm vạch chia đường

Điều kiện đường đèo dốc thường nhỏ hẹp hơn với đường ở địa hình bằng phẳng, việc lái xe trên các cung đường này đòi hỏi tính linh hoạt để đảm bảo tính an toàn cho mình và những xe máy chạy ngược chiều.

Khi lái xe trên đường dốc cần chú ý quan sát, nhường đường cho các xe lớn hơn khi vào cua..sử dụng còi hay nháy đèn báo hiệu các xe khác khi tầm nhìn hạn chế.

Chú ý khi vượt xe trên đường đèo

Chú ý quan sát và có báo hiệu cho các xe phía trước
Chú ý quan sát và có báo hiệu cho các xe phía trước

Trong bất kỳ điều kiện đường xá nào, khi cần vượt xe đều phải chú ý quan sát và có báo hiệu cho các xe phía trước để đảm bảo quá trình vượt xe được an toàn. Với đường đèo dốc vượt xe cần phải chú ý hơn do các đoạn cua liên tục, hạn chế tầm nhìn và độ dốc lớn khiến xe cần nhiều sức mạnh hơn.

Khi vượt xe cần chú ý quan sát đường, đảm bảo không gian đủ an toàn để vượt lên. Ra tín hiệu báo cho xe phía trước và chuyển cần số phù hợp để đủ sức mạnh cho xe vượt qua; hạn chế việc “vượt xe đôi” (vượt cùng lúc 2 – 3 xe) khi không thực sự chắc chắn.

Tránh tình trạng phanh gấp, dừng đột ngột

Tránh tình trạng phanh gấp, dừng đột ngột
Tránh tình trạng phanh gấp, dừng đột ngột

Khi có ý định dừng xe lại nghỉ chân, hay bắt gặp một khung cảnh đẹp hãy quan sát những xe phía sau, bật đèn báo rẽ để thông báo cho các xe phía sau mình đang muốn dừng lại. Tránh tình trạng phanh gấp, dừng đột ngột, dẫn đến những xe phía sau không xử lý kịp, dễ gây ra tai nạn.

Vị trí dừng xe nên tránh khúc của tầm nhìn kém cũng như những đoạn đường hẹp gây cản trở đường lưu thông của các phương tiện khác. Bật đèn báo hiệu khẩn cấp khi cần thiết để đảm bảo tính an toàn hơn khi dừng xe trên đường đèo.

Cẩm nang lái xe: Quy tắc nhường đường như nào khi xe vào giao lộ?

Ghi nhớ nguyên tắc “lên già – xuống non”

Ghi nhớ nguyên tắc “lên già - xuống non”
Ghi nhớ nguyên tắc “lên già – xuống non”

Sử dụng số phù hợp với độ dốc của đèo, nếu số thấp quá có thể sẽ làm động cơ bị quá nhiệt thì số cao quá sẽ làm mất kiểm soát. Ra vào số theo nguyên tắc “lên già – xuống non”, nghĩa là khi leo lên thì tăng số muộn hơn, còn khi đổ đèo thì về (xuống) số sớm hơn so với lúc điều khiển trên đường bằng. Cố gắng giữ máy vận hành ở số thấp và “lên số nào – xuống số đó”.

Trên là những chia sẻ khá thú vị về cách vượt thế nào để đảm bảo an toàn trên đường đèo dốc? Nếu bạn có nhu cầu mua nước làm mát và các dung dịch chăm sóc xe có thể liên hệ TEARU qua Hotline 0982 690 096 bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *